Khi ngôi Tịnh Xá Ngọc Giáng hoàn thành trên dải đất nhô ra bàu nước đầy sen súng lục bình, những lương dân của cái xóm nhỏ lọt thỏm giữa bốn bề là người di cư Công giáo, cảm thấy có một chỗ tựa bình an!
Ngày rằm, mùng một, các bà các cô sửa soạn đèn nhang hoa quả cúng Phật. Đám đàn ông thì sẵn sàng làm các việc công quả: trồng cây, dựng liêu(*), đắp đường. Bọn trẻ nhỏ thì có chỗ chơi đùa, săm soi bầy chim sẻ chim sáo, chơi cút bắt với những con cúc(**) trong phểu cát, và nằm khểnh trên hàng hiên rộng thênh của tòa bát giác chánh điện, mát rượi lưng gạch bông, thả mình hiu hiu trong giấc trưa gió lộng!
Rồi khi người lớn lập khuôn hội, may áo lam sắm tràng hạt học thuộc kinh kệ, bọn nhỏ được vào Gia Đình Phật Tử, áo sơ mi lam cộc tay, trai quần soóc, gái váy xếp nếp màu xanh đậm có hai quai đeo lên vai, xéo dấu nhân đàng lưng. Rồi khăn quàng viền màu, rồi mũ vành chóp nhọn, rồi gậy dựng lều, ba lô tăng bạt.... hễ chiều chủ nhật là tập trung đến vườn chùa, chơi trò chơi, thổi còi morse toe toét, phất cờ sémaphore phần phật. Vui quá là vui!
Bức tượng Phật ngồi trên tòa sen áo vàng rực rỡ, đầu tỏa một vòng hào quang năm màu chớp sáng, dần trở nên thân thuộc gần gũi, bớt xa lạ tôn nghiêm như những ngày đầu!
Ở nhà, bắt đầu xuất hiện những sách kinh nhà Phật. Cái thằng bé là tôi, hễ thấy trang giấy có chữ là sáng rỡ cặp mắt như nghiện thấy xì ke! Người lớn có những cuốn kinh toàn tiếng...ông ra bà ra, bà ra tui ra, chẳng hiểu gì ráo, con nít thì có những chuyện tích Phật Giáo, còn nhớ (mà chắc nhiều người cũng còn nhớ) như vầy:
1. Có một công chúa thấy những giọt sương sớm đọng trên lá, long lanh trong nắng, óng ánh bao sắc cầu vồng, cô cầu xin vua cha tìm người xâu cho cô một chuỗi ngọc bằng những hạt sương tuyệt đẹp đó. Chiều con, nhà vua cho loan báo khắp nơi!
Có một vị đạo sĩ già đến để xin thực hiện yêu cầu của công chúa. Ông cùng công chúa ra vườn trong buổi sớm và với lý do mắt đã mờ ông nhờ công chúa chọn và nhặt những hạt sương đẹp nhất trao cho ông, để xâu thành chuỗi. Tất nhiên, công chúa chẳng nhặt được hạt nào. Những hạt sương vỡ tan giữa những ngón tay của cô như một thức tỉnh về những ảo ảnh, những hư không, những vô thường của chính cuộc đời mà lâu nay vẫn ngộ nhận!
2. [Lại] có một tỳ kheo trẻ, tình cờ gặp một cô gái tuyệt đẹp, về ốm tương tư, bỏ cả tu tập. Sư phụ biết chuyện, bèn đến gặp vị tỳ kheo trẻ này.
Hỏi: Con thấy cô ta thế nào?
Đáp: Con thấy cô ta thật là đẹp. Đôi mắt huyền đắm đuối. Cái mũi nhỏ thẳng xinh. Đôi môi đỏ gợi cảm. Vóc dáng nàng thanh thoát. (Hihi, thời bây giờ, phải thêm một chút: ba vòng chuẩn không cần chỉnh, thầy ơi!)
Giảng: Con ơi, những cái con thấy chỉ là hình thức bên ngoài. Con không biết đàng sau đôi mắt, cái mũi, đôi môi... kia chứa biết bao ghèn dỉ, đàm rãi, máu huyết, cặn bã hôi thối. Theo thời gian, đôi mắt sẽ mờ đục, cánh mũi sẽ nhăn nheo, đôi môi sẽ héo hắt...
Đại khái là sư phụ bác hết, nói xấu cô gái tùm lum. Tất nhiên kết thúc chuyện chú tỳ kheo sẽ ngộ ra, thức tỉnh về những ảo ảnh, những hư không, những vô thường của chính cuộc đời mà lâu nay vẫn ngộ nhận! Giống cô công chúa ở trển vậy!
Đọc xong, trong cái đầu còn bé ngày ấy, cứ nổi lên những ý nghĩ lờ mờ, làm sao những điều đơn sơ đó lại hóa ngộ được người ta một cách dễ dàng như vậy. Mãi về sau, tra tra rồi, lại đọc được chuyện vầy:
3. Thầy chán đời kiếm một đứa nhỏ mồ côi mang tuốt lên núi cao tu tập xa hẳn chốn thị thành. Đến khi trò lớn lên, thầy đã già mới hạ sơn một chuyến.
Trò chưa rời khỏi núi bao giờ, trông vật gì cũng lạ lẫm. Đến chợ, trò gặp một cô gái đẹp tuyệt trần, hốt nhiên mê mẩn tâm thần, đúng ngẩn ra nhìn không chớp mắt. Trò mới hỏi thầy: Con đó là con gì hở thầy? Thầy đáp: Đó là con cọp ở chợ. Con biết con cọp trên rừng hung ác cỡ nào thì con cọp ở chợ cũng y như vậy! Đi thôi con, nguy hiểm lắm!
Về lại cốc trên núi, tối hôm đó, thầy thấy trò biếng ăn, mặt mày buồn xo, ngồi thù lù một đống, bèn hỏi: Có chuyện gì vậy con? Trò thở dài: Thầy ơi, sao con nhớ con cọp ở chợ quá chừng!
Không biết thầy có mang chuyện tích Phật để hóa ngộ cho trò? Và trong cái đầu sắp thành bã mía của mình bây giờ, lại nổi lên những ý nghĩ lờ mờ rằng chẳng có luật lệ, điều răn, chủ nghĩa, lý luận... nào ngăn trở được trái tim!
Trái tim đôi khi ngu ngơ, khờ khạo, để rồi cứ khao khát một chuỗi vòng ảo tưởng kết bằng những hạt sương mong manh dễ vỡ!
Câu than: Thầy ơi, sao con nhớ con cọp ở chợ quá chừng! mới chính là tiếng của con người!
___________
(*) liêu: còn gọi là cốc, chòi nhỏ làm nơi ở của một nhà sư.
(**) cúc: một loại côn trùng, giai đoạn ấu trùng là một con bọ sống trong cát, giai đoạn trưởng thành giống như con chuồn chuồn kim, còn gọi là kiến sư tử. Xem thêm ở đây .
Ngày rằm, mùng một, các bà các cô sửa soạn đèn nhang hoa quả cúng Phật. Đám đàn ông thì sẵn sàng làm các việc công quả: trồng cây, dựng liêu(*), đắp đường. Bọn trẻ nhỏ thì có chỗ chơi đùa, săm soi bầy chim sẻ chim sáo, chơi cút bắt với những con cúc(**) trong phểu cát, và nằm khểnh trên hàng hiên rộng thênh của tòa bát giác chánh điện, mát rượi lưng gạch bông, thả mình hiu hiu trong giấc trưa gió lộng!
Rồi khi người lớn lập khuôn hội, may áo lam sắm tràng hạt học thuộc kinh kệ, bọn nhỏ được vào Gia Đình Phật Tử, áo sơ mi lam cộc tay, trai quần soóc, gái váy xếp nếp màu xanh đậm có hai quai đeo lên vai, xéo dấu nhân đàng lưng. Rồi khăn quàng viền màu, rồi mũ vành chóp nhọn, rồi gậy dựng lều, ba lô tăng bạt.... hễ chiều chủ nhật là tập trung đến vườn chùa, chơi trò chơi, thổi còi morse toe toét, phất cờ sémaphore phần phật. Vui quá là vui!
Bức tượng Phật ngồi trên tòa sen áo vàng rực rỡ, đầu tỏa một vòng hào quang năm màu chớp sáng, dần trở nên thân thuộc gần gũi, bớt xa lạ tôn nghiêm như những ngày đầu!
Ở nhà, bắt đầu xuất hiện những sách kinh nhà Phật. Cái thằng bé là tôi, hễ thấy trang giấy có chữ là sáng rỡ cặp mắt như nghiện thấy xì ke! Người lớn có những cuốn kinh toàn tiếng...ông ra bà ra, bà ra tui ra, chẳng hiểu gì ráo, con nít thì có những chuyện tích Phật Giáo, còn nhớ (mà chắc nhiều người cũng còn nhớ) như vầy:
1. Có một công chúa thấy những giọt sương sớm đọng trên lá, long lanh trong nắng, óng ánh bao sắc cầu vồng, cô cầu xin vua cha tìm người xâu cho cô một chuỗi ngọc bằng những hạt sương tuyệt đẹp đó. Chiều con, nhà vua cho loan báo khắp nơi!
Có một vị đạo sĩ già đến để xin thực hiện yêu cầu của công chúa. Ông cùng công chúa ra vườn trong buổi sớm và với lý do mắt đã mờ ông nhờ công chúa chọn và nhặt những hạt sương đẹp nhất trao cho ông, để xâu thành chuỗi. Tất nhiên, công chúa chẳng nhặt được hạt nào. Những hạt sương vỡ tan giữa những ngón tay của cô như một thức tỉnh về những ảo ảnh, những hư không, những vô thường của chính cuộc đời mà lâu nay vẫn ngộ nhận!
2. [Lại] có một tỳ kheo trẻ, tình cờ gặp một cô gái tuyệt đẹp, về ốm tương tư, bỏ cả tu tập. Sư phụ biết chuyện, bèn đến gặp vị tỳ kheo trẻ này.
Hỏi: Con thấy cô ta thế nào?
Đáp: Con thấy cô ta thật là đẹp. Đôi mắt huyền đắm đuối. Cái mũi nhỏ thẳng xinh. Đôi môi đỏ gợi cảm. Vóc dáng nàng thanh thoát. (Hihi, thời bây giờ, phải thêm một chút: ba vòng chuẩn không cần chỉnh, thầy ơi!)
Giảng: Con ơi, những cái con thấy chỉ là hình thức bên ngoài. Con không biết đàng sau đôi mắt, cái mũi, đôi môi... kia chứa biết bao ghèn dỉ, đàm rãi, máu huyết, cặn bã hôi thối. Theo thời gian, đôi mắt sẽ mờ đục, cánh mũi sẽ nhăn nheo, đôi môi sẽ héo hắt...
Đại khái là sư phụ bác hết, nói xấu cô gái tùm lum. Tất nhiên kết thúc chuyện chú tỳ kheo sẽ ngộ ra, thức tỉnh về những ảo ảnh, những hư không, những vô thường của chính cuộc đời mà lâu nay vẫn ngộ nhận! Giống cô công chúa ở trển vậy!
Đọc xong, trong cái đầu còn bé ngày ấy, cứ nổi lên những ý nghĩ lờ mờ, làm sao những điều đơn sơ đó lại hóa ngộ được người ta một cách dễ dàng như vậy. Mãi về sau, tra tra rồi, lại đọc được chuyện vầy:
3. Thầy chán đời kiếm một đứa nhỏ mồ côi mang tuốt lên núi cao tu tập xa hẳn chốn thị thành. Đến khi trò lớn lên, thầy đã già mới hạ sơn một chuyến.
Trò chưa rời khỏi núi bao giờ, trông vật gì cũng lạ lẫm. Đến chợ, trò gặp một cô gái đẹp tuyệt trần, hốt nhiên mê mẩn tâm thần, đúng ngẩn ra nhìn không chớp mắt. Trò mới hỏi thầy: Con đó là con gì hở thầy? Thầy đáp: Đó là con cọp ở chợ. Con biết con cọp trên rừng hung ác cỡ nào thì con cọp ở chợ cũng y như vậy! Đi thôi con, nguy hiểm lắm!
Về lại cốc trên núi, tối hôm đó, thầy thấy trò biếng ăn, mặt mày buồn xo, ngồi thù lù một đống, bèn hỏi: Có chuyện gì vậy con? Trò thở dài: Thầy ơi, sao con nhớ con cọp ở chợ quá chừng!
Không biết thầy có mang chuyện tích Phật để hóa ngộ cho trò? Và trong cái đầu sắp thành bã mía của mình bây giờ, lại nổi lên những ý nghĩ lờ mờ rằng chẳng có luật lệ, điều răn, chủ nghĩa, lý luận... nào ngăn trở được trái tim!
Trái tim đôi khi ngu ngơ, khờ khạo, để rồi cứ khao khát một chuỗi vòng ảo tưởng kết bằng những hạt sương mong manh dễ vỡ!
Câu than: Thầy ơi, sao con nhớ con cọp ở chợ quá chừng! mới chính là tiếng của con người!
___________
(*) liêu: còn gọi là cốc, chòi nhỏ làm nơi ở của một nhà sư.
(**) cúc: một loại côn trùng, giai đoạn ấu trùng là một con bọ sống trong cát, giai đoạn trưởng thành giống như con chuồn chuồn kim, còn gọi là kiến sư tử. Xem thêm ở đây .
Cụ Nô ơi cụ Nô!
Trả lờiXóaCâu chiện thứ 3 làm cho 2 chiện trên "trớt quớt"
Túm lại, nói gì thì nói, cứ theo "tình cảm" mà mần ha?
Cứ hiện tại mà sống, mơ màng chi ở tương lai!
Phải công nhận cụ Nô có những ý nghĩ rất ư là "lờ mờ"
Bán cho NT một ít "lờ mờ" đó nha cụ Nô?
Cụ Nô sắp đi tu thiền cùng với... con cọp ở chợ rùi chị NT ui!
XóaHồi tối giáo nằm mơ thấy dzậy đó, hehe...
@nhuthi: Thời buổi si thoái nặng, những ý nghĩ rõ ràng còn chưa ai thèm mua, huống hồ là mấy thứ lờ mờ!
Xóa@giaolang: Cầu hổng được mà ước cũng hổng thấy, bạn ơi!
Chả thèm nịnh, nhưng chơi nhởi chút ( giá mà dám bắt thân?)với hội Nha trang mình tầm được Sư học được Đạo thiệt, mừng cho mình he he he( chắc mình cũng tường minh, eo!) .
XóaỪa hé, cuối cùng cũng túm đc 1 điều là: TY có thể giải mã đc rất nhiều thứ
Trả lờiXóaỪa hé!
Xóakết luận: Lúc nào ảnh ảo cũng đẹp hơn ảnh thật!
Trả lờiXóaCho nên cứ online, đừng offline mần chi, giaolang ha!?
XóaẢnh thật đẹp lắm( có hai con ong và con miêu làm chứng) Giáo gửi địa chỉ chị gửi hình thiệt mà coi. Nhớ là những người thân tín chị mới dám gửi hình của các đại ca chị đó, dù rứt chi là cười đẹp nhưng sợ ai đó đem tung ra lan tràn nhiều người ngưỡng mộ mình bị cho vào xó thì tủi thân ấy Giáo mến à.
XóaThầy bảo :"Nó là con cọp ở chợ.Con là con cọp ở núi.Con cọp ở núi nhớ con cọp ở chợ vì con cọp ở chợ chưa "bắt con cọp" ở núi ! Chỉ sau khi con cọp ở chợ "bắt được con cọp" ở núi,những hạt sương mới được xâu thành chuỗi và cả 2 con cọp mới hiện nguyên hình là những "Bạch Cốt Tinh".
Trả lờiXóaHahaha, anh Sáu thật tuyệt vời, (nếu tình hình không tuyệt vọng!) :))
XóaBạn Nô ơi! "Trái tim đôi khi ngu ngơ, khờ khạo để cứ mơ tưởng khao khát một chuỗi vòng ảo tưởng kết bằng những hạt sương tuyệt đẹp lấp lánh ánh mặt trời ban sớm!
Trả lờiXóaCâu than: Thầy ơi, sao con nhớ con cọp ở chợ quá chừng! mới chính là tiếng của con người!
Thiện tai! thiện tai. Yêu là bể khổ, tình là giây oan. Nhưng hình như ai đó đang muốn lăn vào biển lửa ấm áp đây rồi!
Ai cũng muốn lăn zô hết, chẳng chừa người nào đâu, TTM à! :D
XóaE.....hèm. Con là con ngưỡng mộ cái 1+2 => 3 ghê lắm ấy Cụ ạ. Có hôm qua bác CT cũng bắt gặp cái dẫn dắt từ 1 và 2 suy ra3,4,5 ấy.cứ như đang giải một bài toán hay ấy( em mê toán lắm đó Cụ)..
Trả lờiXóaVậy thì cùng... giải toán nhé Ong!
XóaDu sao cọp vẫn dễ thương ,Nô nhỉ ?
Trả lờiXóaHihi, nhứt là mấy con cọp ở... siêu thị! :D
XóaCụ Dũng ơi. cũng vì cọp chợ mà sướng khổ đến giờ..ha ha
Trả lờiXóaRứa đo! Rứa đo!
XóaNgày xưa thấy " cọp ở chợ "
Trả lờiXóaNay thì " cọp đã về nhà"
Thì ra.... cọp cũng thiệt thà
Bõ công chú tiểu lơ là.... đường tu !
Giờ tu... tại gia cũng được ha! :)
XóaHổm rày tui chạy qua, chạy lại đọc bài này , nhưng vẫn còn " mờ câm " lắm luôn ah , có điều nói 2 chữ thôi nha Bác Nô : RẤT HAY :b)
Trả lờiXóaToàn chiện dễ hiểu mờ!
XóaĐang ở cửa phật sao đến chợ làm gì mà phải nhớ nhung hở bác Nô
Trả lờiXóaMừng khi thấy Lê ở đây! Còn đi lạc từ cửa phật đến cửa chợ là do số mạng xúi dục, cưỡng cầu cũng chẳng được, Lê à!
XóaChắc Bác nô đi dự lễ rồi thì phải ? Thôi tui dìa nghen .
Trả lờiXóa