7.4.13

lam và i

Một là vì thích ý tưởng của tác gi
Hai là vì 2 công trình này (đoạt giải Kiến trúc xanh VN 2012) 
đều ở Nha Trang nhà miềng!
Ba là để nói rằng VN ta cũng có những KTS xịn!

KTS NGUYỄN HÒA HIỆP: THIỀN BẰNG KIẾN TRÚC
Tác giả: Nhà báo XUÂN BÌNH

Trong khi Võ Trọng Nghĩa và Hoàng Thúc Hào cứ cố săn tìm bộ sưu tập các giải thưởng kiến trúc xanh cho các công trình không biết là có màu gì, xin tạm kể về một vài hành trình mà KTS Nguyễn Hòa Hiệp cùng I resort và Lam café đang nỗ lực đi tìm những giá trị thực của kiến trúc Việt?

Nhân cách của công trình

Trong vài ngày ngắn ngủi ở Nha Trang, cứ rảnh lúc nào là tôi lại nhào tới ngắm nghía, trò chuyện với kiến trúc. Trong quán Lam, vào lúc sáng sớm, tôi thích nhảy nhót, xê dịch cùng những tia nắng tinh sương ở góc vườn. Trưa, đứng nắng, nóng sục, không gì thú vị hơn khi nằm khèo dưới góc sàn lệch cốt, nơi lớp mái xà xuống rất thấp. Đó là vị trí tốt nhất để hướng mọi cảm nhận của mình tới câu chuyện và “bóng mát” của kiến trúc. Vào lúc xẩm tối, ánh đèn dìu dịu lung linh trên mặt hồ sen của I resort nhắc những người đa cảm rằng họ đang có cơ hội ngược dòng thời gian để trở về một không gian thuần Việt.

i-resort trong đêm

I resort và Lam café mang đến cho riêng tôi rất nhiều cảm xúc trái ngược, khác lạ nhưng rõ ràng, mạch lạc và chân tình.  Lần đầu tiên tôi không bắt đầu tiếp cận tác phẩm từ góc độ… kiến trúc. Chẳng mấy quan tâm đến những giải thưởng mà nó đã và sẽ đoạt được. Đứng trước công trình tôi tưởng tượng như gặp được tri âm, tri kỷ. Kiến trúc dành cho tôi nhiều đối thoại, tâm sự như là một CON NGƯỜI đầy trải nghiệm.

Tuy là lần đầu tiên diện kiến hai công trình này nhưng ngay lập tức tôi đã thấy rất thân quen. Bảy năm qua, tôi đã không uổng công khi lặng lẽ tìm kiếm, nhận diện, tập hợp, khảo sát, so sánh hàng loạt những “chữ ký”, tín hiệu và cả biểu tượng rất riêng mà Nguyễn Hòa Hiệp lặng lẽ đặt dấu ấn vào từng tác phẩm. Mất công và cẩn trọng nhất trong khi tìm kiếm, phát hiện ra những đóng góp rất quan trọng, tạo nên linh hồn tác phẩm Cà phê Gió và Nước của KTS. Công trình này quá hay và rất nổi tiếng nhưng người đời … vô tình “quên” danh tính của anh. Nhưng KTS hơn hẳn tôi ở chỗ là anh chẳng mấy bận tâm vì sự… cố đó. Năm 2008, sau nhiều năm quan sát nghiên cứu rất cẩn trọng tôi mới dám viết bài “Giải mã hiện tượng Võ Trọng Nghĩa”. Ngay lập tức quá đông người chửi tôi là điên, ngu, khùng, dở hơi… Phần lớn trong số họ là… kiến… trúc…sư… Hơn 4 năm qua, vẫn rất nhiều người vào đọc bài để hiểu VTN. Tôi nhìn nhận hiện tượng này như một dấu hiệu tích cực. Nhưng tôi thực sự “điếng” người khi Nguyễn Hòa Hiệp nói rằng: “Chưa có ai thương Võ Trọng Nghĩa hơn anh”

Triết lý của chất liệu

Vẫn là tre, lá dừa nước, gạch mộc, gỗ phẩm cấp thấp, đá mồ côi, cát trắng, vỏ chai và cả ngói cũ. … những vật liệu giản đơn, rẻ tiền, dễ tìm kiếm, dễ thay thế, tiết kiệm chi phí.

Với đá, cát, mặt nước, sự xếp đặt rất dụng công về màu sắc, tỷ lệ, phong thủy đều có kế thừa những tinh hoa của kiến trúc Nhật Bản- Trung Hoa. Thái độ nghiêm cẩn, tỷ mỉ của KTS cho tôi nhận thấy một phương cách mà anh nhận thức và lý giải về trật tự trời đất, các quy luật tương tác, vận hành của vũ trụ.

Với gạch mộc, ngói cũ, vỏ chai, thì hơn cả những lựa chọn, chăm chút cẩn trọng hay tinh thần khám phá, KTS đã dành cho những vật liệu này một tình cảm trân trọng.

Với tre, lá, gỗ, KTS chỉ tạo nên đường link khiêm tốn để gợi cho người sử dụng một thái độ sống gần gũi, trân trọng thiên nhiên. Khác hẳn với Võ Trọng Nghĩa và Hoàng Thúc Hào (trong hai công trình Suối rè và Đại Lải) Nguyễn Hòa Hiệp không đối xử với các chất liệu này như một thứ osin giúp việc, hầu hạ. KTS không cố thúc tre phải đi tìm cho nó một phẩm chất của sắt thép hoặc là tạo vỏ bọc mỹ miều cho kết cấu. KTS không bắt tre phải băng bó, cắt dán để vượt khẩu độ, tạo nên hình thức xa lạ, để hầu hạ, chiều chuộc tâm lý vừa tự kỷ vừa háo danh. KTS không tháu cáy vay mượn chất liệu tự nhiên để làm bùi tai người sử dụng đang quá chán high tech. Có vẻ như KTS cũng chẳng mấy quan tâm làm thế nào để tạo nên những tiếng ồ à từ các kênh truyền thông. Anh cũng không có khiếu làm những thao tác để vừa mắt, thuận tình ban giám khảo các cuộc thi.

Khi được KTS gọi đúng tên, đặt đúng chỗ, những chất liệu bình thường, tầm thường bất ngờ có một danh phận khác thường. Và thú vị nhất là mỗi lựa chọn đều tìm được một tỷ lệ tương thích, kết nối, hài hòa với chung quanh. Sẽ không quá lời khi nhận thấy I resort và Lam café chỉ sử dụng duy nhất một chất liệu, một giá trị riêng biệt mà chỉ có thể tìm thấy từ tâm cảm của người thiết kế.

Nếu trong sử dụng chất liệu của KTS cho tôi nhận diện một thái độ sống thân thiện đối với môi trường, thiên nhiên, tự nhiên thì tư duy sáng tạo, thủ pháp thiết kế, cách đặt vấn đề khi bắt tay giải một đề bài của anh lại cho thấy một ứng xử đầy nhân văn.

Giải pháp hiệu quả

Nếu cái hay nhất của I resort là đặt nền tảng có tính phương pháp luận, mở ra một lộ trình lớn cho KTS thì Lam café lại cho thấy một giải pháp rất cụ thể, thực dụng, đơn giản. Một không gian mới lạ, đầy cá tính, không những không xung đột mà còn thỏa mãn tối đa nhu cầu kinh doanh.

Với thời gian thuê địa điểm không dài, suất đầu tư thấp, môi trường cạnh tranh cao, hiệu quả đầu tư dự án phụ thuộc rất nhiều vào sự thông minh của ý tưởng thiết kế và thái độ đồng cảm của KTS.

KTS sử dụng gỗ phẩm cấp thấp làm thành khung gỗ chịu lực, giảm tải trọng công trình, thi công nhanh gọn, tháo lắp, dịch chuyển dễ dàng. Những lam gỗ còn là những vách ngăn thông minh, không chỉ tăng tối đa diện tích sử dụng mà còn góp phần thay đổi chất lượng không gian.

Vận dụng nghệ thuật gấp giấy Origami, KTS có thiết kế cho mái một nhịp điệu, vần điệu mới, lạ mà gần gũi. Giản dị mà khó quên. KTS còn có chủ đích tạo nên lớp mái dốc, xà xuống rất thấp để hạn chế tối đa tầm nhìn của người sử dụng, mách họ quay lưng lại những góc phố rất lộn xộn, nham nhở và xoay hướng quan sát vào “cảnh quan” mới của nội thất. Mái  có 5 lớp gỗ, lá dừa nước, tôn, lưới và dàn dây leo. Với cấu tạo này lớp mái góp phần làm mát rất hiệu quả cho công trình. Nhiệt độ trong ngoài chênh nhau rất lớn. Cả quán Lam chỉ dùng quạt, không hề dùng máy điều hòa nhiệt độ.

Khi kiến trúc trở thành…. tôn giáo

Một điều thật lạ là hầu hết mối quan hệ giữa KTS và chủ đầu tư đều không tốt đẹp gì. Từng có những KTS tự hào vì đã thiết kế mặt tiền nhà giống như bia mộ để “trả thù” sự “ngu xuẩn, đểu giả” của chủ đầu tư.

Nhưng vì lẽ gì trong cả hai công trình trên của Hiệp, từ cái khá nhỏ đến cái rất lớn, từ cái phải chắt chiu từng đồng vốn đến dự án đầu tư của các đại gia… hầu như các chủ đầu tư đều cấp sắc “toàn quyền” cho KTS. Có chủ đầu tư  nhận xét: KTS hành thiền bằng kiến trúc.

Không chủ đích nhưng bước đầu I resort, Lam cà phê tiếp tục đặt ra và đã trả lời được rất nhiều vấn đề lớn của kiến trúc Việt Nam đương đại. Kiến trúc của Hiệp mách bảo rằng: Nếu đi tới tận cùng cái hồn cốt của dân tộc thì Kiến trúc Việt hoàn toàn có nhiều cơ hội để hòa đồng, đối thoại với thế giới.

Đó không chỉ là công trình có quy mô vươn cao, lan rộng. Nó phải tìm ra ngôn ngữ cho chính mình. Lấy con người làm trung tâm, là thước đo cho mọi tính toán, là mục đích sáng tạo. Cùng với việc phát huy uy lực vô biên của khoa học, công nghệ, kiến trúc phải nâng niu, ôm ấp những vốn liếng của quá khứ, dung hòa, điều tiết mọi mâu thuẫn, chấp nhận sự song tồn, cộng sinh, hướng tới sự đa dạng. Kiến trúc sống trong, sống cùng và hiền hòa với thiên nhiên.

P/S:
Lam xem ở đây.
I resort xem ở đây.

20 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. "Đơn giản là đẹp": chân lý của nghề kiến trúc đó, giao lang à!

      Xóa
  2. Resort đơn giản , dân dã , thân thiện và đẹp quá anh Nô à , thích nhất là có mảnh vườn nho nhỏ , hình như trồng rau, quả thì phải ? Thanks Bác Nô nha .
    Người Nha Trang có khác :b)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồi nào về NT, ghé thăm đó, uống ly nước và... nhìn ngắm nhé bạn!

      Xóa
    2. Nếu có dịp nhất định sẽ ra NT " quậy đục nước" luôn mà Bác Nô ...=))

      Xóa
    3. Ui ui! toàn là dân NT vậy có ai mời mình - dân CR- không đó!

      Xóa
    4. Woa!!!
      Chị Gốc Mai ở CR là Cam Ranh?
      Sorry cụ Nô cho tui hỏi chen một tí nha?

      Xóa
    5. Cái comment này của em , Chị hỏi Bác Nô chi lạ rứa hề...haha, bắt chước tí xíu nha các Huynh, Tỷ..hihi, hông biết nói vậy có trúng hay khg vậy các Huynh, Tỷ?????

      Xóa
  3. Hi hi. 4 là để nói Kiến trúc sư xịn ấy nhất định là người Nha Trang nhà miềng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Í, ẹ... vụ này hông đúng! Tuy rằng NT có những KTS ko dở!

      Xóa
  4. '...không đối xử với các chất liệu này như một thứ osin giúp việc, hầu hạ. KTS không cố thúc tre phải đi tìm cho nó một phẩm chất của sắt thép hoặc là tạo vỏ bọc mỹ miều cho kết cấu. KTS không bắt tre phải băng bó, cắt dán để vượt khẩu độ, tạo nên hình thức xa lạ, để hầu hạ, chiều chuộc tâm lý vừa tự kỷ vừa háo danh. KTS không tháu cáy vay mượn chất liệu tự nhiên để làm bùi tai người sử dụng đang quá chán high tech.' Cái này Aqa cũng đồng cảm với tác giả bài viết về công trình ở Đại Lãi của KTS Vó Đại Nghĩa.
    I Resort: Theo Aqa cái không gian đó để uống cà phê, đọc sách hoặc thiền chứ không phải để tắm khoáng!
    Lam cà phê: Đúng là nơi để càphê, Ok!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giỏi dữ ta.
      Bác Nô ơi ! Có 1 " Chú " đăng ký cà phe rồi ...hehe

      Xóa
  5. Huhu...
    Tui dân Nha Trang chính hiệu con nai vàng ngơ ngác mà chưa được "mục sở thị" cả I Resort lẫn Lam cà phê!
    Có ai dám dẫn tui đi để tui mở mày, mở mặt cho bằng chị bằng em hông ta? :p

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. yêu cầu, ra lệnh và năn nỉ ai đó dẫn Chị Như Thị đi đảo xung quanh xem coi có quán nào xinh xinh , dân dã, miệt vườn, thân thiện rẻ rẻ đồ ăn ngon chất lượng mà dĩa nào cũng nhiều nhiều , để có 1 dịp nào đó sẽ có người đến thưởng thức và chiêm ngưỡng xem có đúng như lời của các vị ở NT từng " tuyên bố " hay khg nghen. Hết =))

      Xóa
    2. Hehe, ko ai dẫn mình thì mình ... dẫn người ta! Sao tự mần khó mình zậy ta?

      Xóa
  6. Bữa nào vìa nhờ cụ Nô dắt đi uống cafe Lam và nhậu i resort xong rồi mới dám có ý kiến.He he...

    Trả lờiXóa
  7. Cụ ơi..! cà phe uống ở đâu cũng được, ngon khi người đối ngon.ngược lại thì dỡ thôi hi hi.

    Trả lờiXóa
  8. Cụ ơi! Con bé Miêu, cô giáo bé nhỏ quyết dành dụm một món để lang thang hè này, địa chỉ duy nhất đi lại là Nha trang ấy,nhà bà Ong cũng gắng để được "rủ rê" mấy yêu mến yêu nơi ấy cùng đi: mục sở thị( cả hai nơi thì nhất, bằng không một nơi ...)
    Hì lại có ước nguyện để thèm lên đường- cám ơn Cụ nha.

    Trả lờiXóa
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)