9.9.13

con đi trường học...

Đọc trên báo thấy GS Ngô Bảo Châu nói về những tố chất cần giáo dục cho lớp trẻ: trung thực, dũng cảm trái tim rộng mở! (nội dung này do nhà báo ghi lại trong buổi nói chuyện của GS tại Trường ĐH KHXH và NV TPHCM). Tự dưng bỗng nhớ đến 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi cũng đã có thật thàdũng cảm. Còn trái tim rộng mở có lẽ cũng đã được đề cập cụ thể (cho các cháu dễ hiểu) qua: Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào.

Nhưng... sao thấy những khái niệm trên nó cứ to to và mơ mơ thế nào ấy!

Đọc tiếp trên mạng thấy giáo dục cho trẻ ở Nhật Bản tập trung vào tự lập, biết mỉm cườicảm ơn.

Lại mò mò trên mạng thấy giáo dục cho trẻ của Mỹ lại tự lập biết nhận lỗi, biết kiềm chế, không kỳ thị, tôn trọng cá nhân.

Ông bạn A., một hôm, khoe một bức họa của con gái đang học trung học ở Singapore. Bức họa chân dung một người đàn ông đang biểu cảm một cơn giận dữ đầy thần sắc. Ổng nói, từ nhỏ đến giờ, ở VN con bé chưa học vẽ ngày nào, vậy mà mới sang học Singapore học mấy năm "mần" được một tác phẩm "tới" vậy đó. Tác phẩm này lại nằm trong một chuỗi nghiên cứu chân dung con người với nhiều trạng thái hỉ nộ ái ố, trong một dự án mang tên Thị Vệ của con bé. Kinh chưa? Môn hội họa, ở bên đó, chỉ là môn "ngoại khóa" không có điểm số gì cả, coi như học chơi cho biết, mà đạt kết quả như vậy! Đáng ngưỡng mộ!

Bữa gặp một cô bé Tây mới 5 tuổi , khi kết thúc buổi tiệc (ở nhà một người bạn), thấy cô bé ra cửa chọn giày của mình tự mang vào, một cách rất tự giác tự lập hoàn toàn không nhờ vả gì bố mẹ cả!

Nhà mềnh, tuổi đó, suốt ngày bám váy mẹ nhùng nhoằng nhủng nhoẳng và bà mẹ cũng xoắn xuýt lấy con, làm thay hết mọi việc.

Cô bé ấy đây!

Cho nên, để lớp trẻ Việt Nam "sánh vai" được với ai đó, phải chăng ta nên bớt những khái niệm "to to" và "mơ mơ"! Và khởi đầu, phải là chuyện rèn cho trẻ học được tính tự lập!

25 nhận xét:

  1. Đồng ý với anh dung Nobita , nên bớt đi cái "to to, mơ mơ , rỗng rỗng" , thay bằng cái nho nhỏ, rõ ràng, gần gũi và nhất là mang tính "Người", dần dần hình thành tính cách cần thiết cho trẻ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vui khi gặp lại MB, dạo này thấy "vắng" bạn trên cuộc chơi blog?

      Xóa
  2. Mình cũng nghĩ nên bắt đầu là ...tính tự lập chứ đừng vì nọ... vì kia ,nó sáo lắm !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khổ cái nhà mềnh lúc nào cũng thích thứ to to!

      Xóa
  3. Cái sự to to, mơ mơ của người Việt như bác Nô đã đề cập hình như có nguồn gốc từ xa xưa, ấy là cái kiểu "một bước lên tới trời". Chuyện Thánh Gióng chẳng hạn, từ một đứa trẻ con, vươn vai thành anh hùng, hay kiểu cô gái dân dã lấy hoàng tử, chuyện ăn khế trả vàng, phút chốc thành tỷ phú...

    Mơ to thì không xấu, nó phản ánh cái ước vọng của con người. Nhưng cứ mãi... mơ to mà làm cái gì cũng dở thì... thật là dở. :-(((

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không mơ thì làm gì có chuyện "Một thằng vào vụ tru/ Trăm thằng ăn nhậu lu bù/ Còn một triệu thằng quần vẫn rách khu!" hả bác NHP?

      Xóa
  4. giáo cũng đã tập cho học trò mơ nhỏ lâu rùi đó, ví dụ biết nói cảm ơn, xin lỗi và tôn trọng người khác. giáo có đáng khen ko? hehe...

    Trả lờiXóa
  5. Cả năm nay cái bọn "liếm gót giày đế quốc Mỹ", bọn "nhiễm tuyên truyền xám của thằng địch", bọn "diễn biến"...tùm lum bọn lên "inh tờ nếch" lu loa cái chuyện 5 điều Bác "ta" dạy thiếu cái yêu cha yêu mẹ nên sinh ra đổ thừa là làm cho bậc thang đạo đức tụt dốc không thắng! Cho nên, thôi, bàn làm chi mấy cái "nhỏ nhỏ to to" này. Nô thích nghe thì HN thân tặng chuyện bắt đầu bằng câu: "Trong thành phố to to có một ngôi nhà nho nhỏ, trong ngôi nhà nhỏ nhỏ có cái phòng to to..." không???

    Trả lờiXóa
  6. Thông tin nói VN xếp thứ 7/8 về giáo dục trong khối ASEAN, sau cả Cambodia. Nó không chỉ phản ánh đúng cái thực trạng giáo dục mà cả thực tế xã hội. Giáo dục tệ, kéo theo hỗn loạn xã hội, mọi thứ xuống cấp.

    Mà vẫn cứ mơ mơ màng màng, tự huyễn hoặc bằng những "lời có cánh" mỗi đầu năm học, hùhù!

    Trả lờiXóa
  7. Dạ thưa Bác Nô, em mới sang chơi ạ......Rất ư là " lễ phép" nhá :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người đâu, kéo ghế, pha trà, cho ông Nô tiếp khách!

      Xóa
  8. Ta thì ngay cái buổi khai giảng cũng phải diễn tập trước để đợi quan chức đến đánh trống thật to cụ Nô nhỉ !
    Đồng ý với cụ Nô về cái 'tính tự lập', chắc phải dạy dỗ như thế may ra độc lập mới không thoáng qua.

    Trả lờiXóa

  9. 1- Ta dạy ra những người phục tùng:
    Nhỏ phục tùng người lớn, phục tùng thầy cô.
    Khi ra làm việc phục tùng cấp trên phục tùng đảng.
    Vậy đâu còn chỗ để sáng tạo và tự lập???

    2- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
    Học tập tốt, lao động tốt
    Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
    Giữ gìn vệ sinh,
    Thật thà, dũng cảm”.

    3- Trong cái gọi là Tổ quốc đã có đồng bào rồi
    (chả nhẽ lại có một Tổ quốc trống rổng, không có ai ở ??)
    Trẻ con biết gì là Tổ quốc, càng không biết đồng bào là gì.
    Tại sao không dạy chúng yêu cha mẹ, anh em, và cái xóm làng nó đang ở.
    Bác ơi là Bác, cháu hai thứ tóc rồi mà vẫn không hiểu nổi
    Huhuhu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy nhà ngôn ngữ lừng khừng còn bảo: "đã học tập, lao động, đoàn kết, kỹ luật...thì đều TỐT CẢ RỒI, cần gì phải tốt và không tốt nữa cho nó...rối"! Thế đấy bác Bu ạ, chúng nó thiệt ...bậy!

      Xóa
    2. Chết chết, các bác đưa thuyền em đi xa quá!

      Xóa
  10. Ấy, anh Dũng chẳng nhớ chứ em thì nhớ rõ hồi còn bé mình đã sớm biết tự hào vì dân tộc mình " Đi dép lốp mà bay vào vũ trụ". Đó, người đi dép lốp thì chỉ mơ về dép nhựa còn chúng ta thì mơ bay vào vũ trụ. Kì vĩ biết nhường nào! Ấy, cho nên em nghĩ cái To to mơ mơ này thuộc về lối tư duy ( he he, hay chỉ đơn giản là lối nói nhỉ??) của một dân tộc vĩ đại anh ạ!

    Trả lờiXóa
  11. Khắc phục hậu quả phải có quá trình đó cụ Nô ui!
    Có khi muộn quá rồi chăng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn da lông mọc. Hồi nào hết lông... tính sau! ;)

      Xóa
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)