1.
Trời se lạnh trong mưa, dậy lên nỗi nhớ quê! Xứ Quảng được nói đến nhiều, rất nhiều, quá nhiều. Mà nhiều nhất có lẽ từ cái sự-tự-nói-về-mình của dân Quảng (cái xứ nhà báo cũng lắm, nhà văn cũng nhiều)! Thành ra, có viết thêm cái gì sau đây, cũng là muối bỏ biển thôi!
Nhớ lần tình cờ gặp anh bạn Quảng trên chuyến tàu. Nghe tôi đi viếng Thánh Địa La Vang, anh đã rất bất bình ca bài ca vỡ... xứ cho tôi nghe liền: "Ủa, dân Quảng Nam sao lại đi La Vang, mình phải đi Thánh Địa Trà Kiệu chớ! Quê miềng mà!" Nói tình yêu quê hương cuồng nhiệt cũng đúng mà nói cục bộ địa phương cũng chẳng sai! Đố ai thuyết phục được người Quảng, cái gì của xứ Quảng mà đứng... hạng nhì! Gân cổ lên cãi liền, hehe, dân hay cãi mà!
2.
Rồi hai ông tâm sự nhau về... xứ Quảng! Nói tới nói lui một hồi, thấy hai ông Quảng này (hay suy rộng ra mọi người dân xứ Quảng) có những "sở thú" ăn uống sao mà trùng nhau quá đỗi!!!
Kho cá phải có nước cá kho. Ôi, cái thứ nước màu nâu quánh của đường thắng, thơm phức mùi cá, nồng cay của vị ớt vị tiêu, mặn mặn ngọt ngọt, khi chấm rau lang, rau muống... luộc đã tê ngon đầu lưỡi, còn khi chan vào tô cơm nguội buổi xế chiều lúc bụng réo thì tuyệt vời không biết đến chừng nào mà kể!
Nước mắm phải là mắm nguyên chất dằm ớt! Mọi thứ nước mắm chua ngọt, thậm chí giã thêm tỏi, đều không phải là món gốc Quảng Nam!
Mắm cá xứ Quảng là mắm cái! Cá cơm còn nguyên con, đã ngấu chín đỏ trong màu mắm nâu nâu! Gắp một con mắm, kèm lát chuối chát, miếng khế xanh, ngắt thêm mấy ngọn rau thơm nhỏ rí, chừng đó là món nhắm đưa cay tuyệt cú mèo kèm thêm một ly rượu đế trong những buổi chiều đông! Khi người ta lọc nước từ mắm cái làm ra mắm nêm, thì đã mất đi phần dân giã, để dùng cho các món "cao cấp" hơn: bò tái (bê thui), thịt heo luộc cuốn bánh tráng!
Còn cá ngừ, để ăn với bún, thì nấu với nhiều nước hơn. Vùng miền trong cũng nấu như vậy, gọi là nấu mẳn! Nhưng trong này, sản vật phong phú giàu có, người ta ít ăn cá ngừ. Dân tôi vốn nghèo gắn bó với con cá ngừ nhiều hơn! Mãi khi vào Nha Trang, tôi mới biết nhiều đến cá thu, cá mú, cá ngân... chứ cả thời từ nhỏ lớn lên, cá biển lớn lớn chỉ biết con cá ngừ!
Bánh tráng thì vùng nào cũng có! Nhưng xứ Quảng người ta thích nướng bánh lên, rồi nhúng nước đi, để cuốn cá nục với rau muống chẻ. Mà không có gì, thì cuốn bánh tráng nướng nhúng nước chay, chấm nước mắm, nước cá kho hấp dẫn không kém!
... Vậy đó, ông này nói ra, ông kia vỗ đùi khoái trá hưởng ứng, y như đi guốc trong bụng nhau! Hai bà vợ xứ khác, ngồi nháy nhau cười lắc đầu, trong bụng chắc cũng vừa thích thú vừa chán chường, tưởng chỉ có thằng chồng mình ăn uống lạ lùng như vậy, ai dè có một bầy!!!
3.
Lỡ nói, đành nói luôn cho nó vuông! Bánh mì là món phổ biến khắp nơi. Nhưng bánh mì xứ Quảng có mấy thứ này, chưa thấy đâu có.
Bánh mì kẹp bánh bột lọc! Bánh bột lọc này đúng tên theo tự điển là bánh tai vạc, xòe ra như cái tai bằng bột lọc trong suốt nổi rõ nhân tôm thịt đỏ au! Nặn miếng bột hình tròn mỏng mỏng, đặt nhân vào, gấp lại làm đôi, hai ngón tay nhân quanh viền cái miếng bột đã là hình bán nguyệt, hấp đi, thành cái tai vạc! (Bánh bột lọc thì dài, cũng bột lọc nhân tôm thịt, nhưng gói trong lá chuối).
Bánh mì gà, giờ cũng thất truyền. Ổ bánh mì như cái nắm tay, tròn trùng trục, kẹp thịt gà xé sợi kiểu thịt chà bông, cộng đồ chua ngọt, tương ớt cay). Đây là món truyền thống thuở đi học trung học gặp ngày có 2 giờ học cuối (sáng) liền 2 giờ học đầu (chiều), xin mẹ ở lại trường buổi trưa, kèm theo ít tiền, ăn ổ mì gà và ly chanh muối!
Bánh mì que, to cỡ hai ngón tay, dài cỡ một gang, dòn rúm rùm rụm. Có gì mà không dòn, vì nhỏ quá, ổ bánh toàn là vỏ, đâu có ruột gì nữa! Phết patê và sốt masonaise rắc muối tiêu! Bánh mì này thấy có thấp thoáng gần đây ở Saigon!
4.
Trời lạnh, nhớ quê, mà nhớ toàn đồ ăn thức uống, chớ có nhớ cha mẹ gia đình gì đâu ta! Thật ra là có chứ! Nhớ các món ăn là nhớ mẹ lui cui trong cái bếp nấu củi mịt mù khói ngày xưa! Nhớ món cá ngừ là nhớ những lúc ba đi làm về tối muộn, tạt qua chợ Cồn xách con cá mới từ bến cảng chuyển lên! Nhớ bánh tráng nướng nhúng nước là nhớ bạn bè những buổi chiều gặp nhau đúng giờ bụng đói!
Nỗi nhớ cứ bảng lảng như mây mù, da diết như sương lạnh, thao thức như cơn gió đang vờn thả ngoài trời, ngay lúc đúng ngọ, mà tịnh không thấy một tia nắng nhỏ!
Trời se lạnh trong mưa, dậy lên nỗi nhớ quê! Xứ Quảng được nói đến nhiều, rất nhiều, quá nhiều. Mà nhiều nhất có lẽ từ cái sự-tự-nói-về-mình của dân Quảng (cái xứ nhà báo cũng lắm, nhà văn cũng nhiều)! Thành ra, có viết thêm cái gì sau đây, cũng là muối bỏ biển thôi!
Nhớ lần tình cờ gặp anh bạn Quảng trên chuyến tàu. Nghe tôi đi viếng Thánh Địa La Vang, anh đã rất bất bình ca bài ca vỡ... xứ cho tôi nghe liền: "Ủa, dân Quảng Nam sao lại đi La Vang, mình phải đi Thánh Địa Trà Kiệu chớ! Quê miềng mà!" Nói tình yêu quê hương cuồng nhiệt cũng đúng mà nói cục bộ địa phương cũng chẳng sai! Đố ai thuyết phục được người Quảng, cái gì của xứ Quảng mà đứng... hạng nhì! Gân cổ lên cãi liền, hehe, dân hay cãi mà!
2.
Rồi hai ông tâm sự nhau về... xứ Quảng! Nói tới nói lui một hồi, thấy hai ông Quảng này (hay suy rộng ra mọi người dân xứ Quảng) có những "sở thú" ăn uống sao mà trùng nhau quá đỗi!!!
Kho cá phải có nước cá kho. Ôi, cái thứ nước màu nâu quánh của đường thắng, thơm phức mùi cá, nồng cay của vị ớt vị tiêu, mặn mặn ngọt ngọt, khi chấm rau lang, rau muống... luộc đã tê ngon đầu lưỡi, còn khi chan vào tô cơm nguội buổi xế chiều lúc bụng réo thì tuyệt vời không biết đến chừng nào mà kể!
Nước mắm phải là mắm nguyên chất dằm ớt! Mọi thứ nước mắm chua ngọt, thậm chí giã thêm tỏi, đều không phải là món gốc Quảng Nam!
Mắm cá xứ Quảng là mắm cái! Cá cơm còn nguyên con, đã ngấu chín đỏ trong màu mắm nâu nâu! Gắp một con mắm, kèm lát chuối chát, miếng khế xanh, ngắt thêm mấy ngọn rau thơm nhỏ rí, chừng đó là món nhắm đưa cay tuyệt cú mèo kèm thêm một ly rượu đế trong những buổi chiều đông! Khi người ta lọc nước từ mắm cái làm ra mắm nêm, thì đã mất đi phần dân giã, để dùng cho các món "cao cấp" hơn: bò tái (bê thui), thịt heo luộc cuốn bánh tráng!
Còn cá ngừ, để ăn với bún, thì nấu với nhiều nước hơn. Vùng miền trong cũng nấu như vậy, gọi là nấu mẳn! Nhưng trong này, sản vật phong phú giàu có, người ta ít ăn cá ngừ. Dân tôi vốn nghèo gắn bó với con cá ngừ nhiều hơn! Mãi khi vào Nha Trang, tôi mới biết nhiều đến cá thu, cá mú, cá ngân... chứ cả thời từ nhỏ lớn lên, cá biển lớn lớn chỉ biết con cá ngừ!
Bánh tráng thì vùng nào cũng có! Nhưng xứ Quảng người ta thích nướng bánh lên, rồi nhúng nước đi, để cuốn cá nục với rau muống chẻ. Mà không có gì, thì cuốn bánh tráng nướng nhúng nước chay, chấm nước mắm, nước cá kho hấp dẫn không kém!
... Vậy đó, ông này nói ra, ông kia vỗ đùi khoái trá hưởng ứng, y như đi guốc trong bụng nhau! Hai bà vợ xứ khác, ngồi nháy nhau cười lắc đầu, trong bụng chắc cũng vừa thích thú vừa chán chường, tưởng chỉ có thằng chồng mình ăn uống lạ lùng như vậy, ai dè có một bầy!!!
3.
Lỡ nói, đành nói luôn cho nó vuông! Bánh mì là món phổ biến khắp nơi. Nhưng bánh mì xứ Quảng có mấy thứ này, chưa thấy đâu có.
Bánh mì kẹp bánh bột lọc! Bánh bột lọc này đúng tên theo tự điển là bánh tai vạc, xòe ra như cái tai bằng bột lọc trong suốt nổi rõ nhân tôm thịt đỏ au! Nặn miếng bột hình tròn mỏng mỏng, đặt nhân vào, gấp lại làm đôi, hai ngón tay nhân quanh viền cái miếng bột đã là hình bán nguyệt, hấp đi, thành cái tai vạc! (Bánh bột lọc thì dài, cũng bột lọc nhân tôm thịt, nhưng gói trong lá chuối).
Bánh mì gà, giờ cũng thất truyền. Ổ bánh mì như cái nắm tay, tròn trùng trục, kẹp thịt gà xé sợi kiểu thịt chà bông, cộng đồ chua ngọt, tương ớt cay). Đây là món truyền thống thuở đi học trung học gặp ngày có 2 giờ học cuối (sáng) liền 2 giờ học đầu (chiều), xin mẹ ở lại trường buổi trưa, kèm theo ít tiền, ăn ổ mì gà và ly chanh muối!
Bánh mì que, to cỡ hai ngón tay, dài cỡ một gang, dòn rúm rùm rụm. Có gì mà không dòn, vì nhỏ quá, ổ bánh toàn là vỏ, đâu có ruột gì nữa! Phết patê và sốt masonaise rắc muối tiêu! Bánh mì này thấy có thấp thoáng gần đây ở Saigon!
4.
Trời lạnh, nhớ quê, mà nhớ toàn đồ ăn thức uống, chớ có nhớ cha mẹ gia đình gì đâu ta! Thật ra là có chứ! Nhớ các món ăn là nhớ mẹ lui cui trong cái bếp nấu củi mịt mù khói ngày xưa! Nhớ món cá ngừ là nhớ những lúc ba đi làm về tối muộn, tạt qua chợ Cồn xách con cá mới từ bến cảng chuyển lên! Nhớ bánh tráng nướng nhúng nước là nhớ bạn bè những buổi chiều gặp nhau đúng giờ bụng đói!
Nỗi nhớ cứ bảng lảng như mây mù, da diết như sương lạnh, thao thức như cơn gió đang vờn thả ngoài trời, ngay lúc đúng ngọ, mà tịnh không thấy một tia nắng nhỏ!
Bánh mì que miền Bắc có Hải Phòng. Không biết là mang từ ĐN ra hay vốn có, nhưng đúng là từ Hà Tĩnh trở ra không đâu khác có bánh mì que.
Trả lờiXóaKhông hiểu sao hồi bé mình lại thích món bắp cải xào. Đến lúc lớn lên, trong mấy năm phải ăn vài trăm bữa bắp cải xào, thật là một kỷ niệm đáng nhớ kakaka!
Giờ lớn rồi còn thích bắp cải xào hông bạn! :D
XóaCái món bánh tráng và bánh mì kẹp bánh bột lọc nghe thật lạ và ngộ quá Bác Nô à. Thường bánh tráng nướng xong có thể ăn khg như vậy mà, sao nhúng nướng chi rồi cuộn với cá ....Ngộ thiệt.
Trả lờiXóaCòn cái này là sao vậy anh Nô :... bánh tráng nước nhúng nước chay...???
Tui cũng nhớ quê..... =))
Hihi, bánh tráng nước là viết nhầm: bánh tráng nướng (đã sửa), còn chay ở đây là không kèm cái gì khác, chỉ có bánh tráng cuốn... bánh tráng thôi!
XóaNhư tôi thì sẽ trả lời MTB thế này, bánh tráng nước là bánh tráng nhúng nước cho mềm để cuốn, không có viết nhầm, hehe! Xứng danh dân Quảng hay cãi như bác Nô đã viết.
XóaNgười dân Quảng khg cãi, sao người Sigon còn nhắc khéo........hử...:D
XóaTrời Saigon mấy hôm nay ui ui, đọc "nhớ quê" của bác Nô tự nhiên thấy... bùi ngùi. Ngày trước năm 75 tôi cò dịp đi khắp dải đất miền Trung, từ Phan Thiết tới Bình Định (khi đó thuộc vùng 2), sống với người dân, được ăn một vài món "đặc sản" như bác Nô tả, nhất là món bánh tráng nướng, nhúng nước cuốn với rau muống chẻ, chấm mắm cá xay (có dầm ớt cay xé lưỡi), món này ăn quanh năm, có khi thay quà sáng, thay cơm, rất "lợi hại"...
Trả lờiXóaCòn món bánh mì gà và bánh mì que thì ở Saigon trước năm 75 có (giờ 2 loại này không còn rõ nét). Bánh mì gà là ổ bánh mì "con cóc", ngắn cỡ tấc rưỡi, mập tròn, bên trong là thịt gà chà bông. Bánh mì que còn gọi là bánh mì "ba guết" (tiếng Tây baguette), phết pa tê, vỏ bánh rất giòn, ăn ngon bá cháy. Bây giờ bánh mì ba gết tái xuất hiện ở vài nơi giới thiệu là theo phong cách Pháp, "trét" nhiều thứ, ngoài pa tê , có các loại mứt như mứt dâu, mứt dứa, mút táo...
Đọc bác Phạm lúc nào cũng được thêm nhiều kiến thức và những kinh nghiệm rất "lợi hại"! :b)
Xóaquê hương mỗi người chỉ một!
Trả lờiXóaNhưthị tui cũng mhớ quê... người khác!
Trả lờiXóaHehe...
Sao ngộ vậy hè...:-T
XóaSợi dây nhớ dài thật và trên đó thấy treo lên nhiều món ăn dân dã khó quên của dân Quảng :mặn!:))
Trả lờiXóaBác Nô nói NHỚ QUÊ, nhưng Mùa Thu Buồn thấy Bác ấy toàn nhớ món ăn khg hà anh HHP ơi.....=)):-s
XóaNgười ta đã "phân bua" trong đoạn (4) rồi mờ...
Xóahay qua' !
Trả lờiXóaXem ra kiểu ăn Quảng Nam không khác gì mấy kiểu ăn Đồng Hới.
Trả lờiXóaTưởng bánh mì kẹp bánh bột lọc chỉ có ở Đồng Hơi, hóa ra...
Nếu nói về bánh bột lọc, người Saigon ăn chung với nước mắm pha cũng rất tuyệt đấy Bác Nô :D
Trả lờiXóa