1.
Đã qua rằm tháng chín, cây sứ trước nhà rụng gần hết lá, vẽ nhằng nhịt những cành nhánh sừng hươu lên bầu trời xám. Sân nhà như rộng ra, sáng ra, bởi không còn cái vòm xanh đầy hoa trắng. Ban đầu trồng cây sứ có lá dài tròn đầu, xanh quanh năm, hoa bền ít rụng nhưng dáng cành không đẹp, nên khi sửa sang lại vườn tược, bèn thay bằng cây sứ này, loại lá nhọn, cành nhánh cổ phong sần sùi hơn nhưng phải cái dở là hoa nở chưa bao lâu đã vội rụng và đến tầm này trong năm lá đã lìa hết cành.
Người quét sân thì ca cẩm nhưng kẻ lãng mạn trong nhà thì thích thú khi thấy cây sứ sống có mùa: xuân nhú lộc trổ hoa, hạ xanh tít tắp, thu bắt đầu thưa lá và đông trơ trụi nhánh cành. Chả bù cho bụi nguyệt quế cứ tươi xanh với thời gian, đủ sức thì ra bông thơm nức một vài hôm rồi rụng trắng sân nhà, đến nỗi, ai hỏi nguyệt quế mùa nào trổ bông, đành ngắc ngứ cười trừ: không biết!
2.
Nhiều khi, nghĩ về Nha Trang, trong tôi lại hiện lên hình ảnh một bác xích lô già đang ngả mình thiu thiu đợi khách dưới một vòm sứ chậm rãi thả rơi từng bông hoa trắng thơm ngát xuống vỉa hè của con phố vắng trong nắng ban trưa.
Hình ảnh đó ngày càng như một hoài niệm, không còn mấy trong đời thực.
Cũng như những khu đất rộng ven biển đầy những vòm sứ, vòm xà cừ dấu lấp ló những công thự xưa tạo nên phong vị êm đềm riêng có của Nha Trang, đang mất dần trong cơn bão đô thị hóa. Những khu đất mệnh danh là vàng ngọc kim cương đang được tranh giành, đặt cọc, xí chỗ. Những cao ốc đang mọc lên xóa bỏ những ngôi vườn rộng, những khối nhà mái ngói cũ, xóa bỏ luôn mùi hương sứ phảng phất trong gió biển...
Nghe người ta nói chỉ còn lại khu Pasteur và khu Grand Hotel, mà biết có còn không... Mà giá còn, chút di sản sót lại đó có đủ làm chiếc neo để níu giữ những ký ức và kỷ niệm.
Hy vọng ở tâm hồn và trí tưởng của con người vẫn lì lợm không chịu lãng quên. Như hương hoa sứ vẫn lãng đãng còn mãi trong nỗi nhớ.
3.
Nhớ thuở lẽo đẽo theo chân em, đến khi tà áo trắng khuất sau chiếc cổng màu xanh, ta còn ngó nghiêng vào khoảng sân lát gạch nâu có chiếc xích đu nằm dưới vòm sứ trắng. Ngôi nhà ngói sao mà thâm nghiêm cách cổng cao tường.
Nhớ thuở thấy em sáng tươi giữa thành quách phong rêu xứ Huế, để ta bồi hồi làm những vần thơ tuổi mười lăm: hài em cong cành vàng lá ngọc/ hoa sứ buồn ngủ trên cánh tay.
Nhớ thuở em dẫn đi thăm một ngôi chùa xứ Bắc, hương sứ thơm lẫn trong hương nhài, hương ngâu, hương ngọc lan... còn hương em, hình như lẫn trong hương tóc bồ kết, hương ô mai dịu ngọt, hương áo len ấm cúng, hương bàn tay lạnh giá...
4.
Còn tôi, bây giờ, em bảo: anh có mùi như lá thông khô! Hương của mùa cũ, phải không em!?
Đã qua rằm tháng chín, cây sứ trước nhà rụng gần hết lá, vẽ nhằng nhịt những cành nhánh sừng hươu lên bầu trời xám. Sân nhà như rộng ra, sáng ra, bởi không còn cái vòm xanh đầy hoa trắng. Ban đầu trồng cây sứ có lá dài tròn đầu, xanh quanh năm, hoa bền ít rụng nhưng dáng cành không đẹp, nên khi sửa sang lại vườn tược, bèn thay bằng cây sứ này, loại lá nhọn, cành nhánh cổ phong sần sùi hơn nhưng phải cái dở là hoa nở chưa bao lâu đã vội rụng và đến tầm này trong năm lá đã lìa hết cành.
Người quét sân thì ca cẩm nhưng kẻ lãng mạn trong nhà thì thích thú khi thấy cây sứ sống có mùa: xuân nhú lộc trổ hoa, hạ xanh tít tắp, thu bắt đầu thưa lá và đông trơ trụi nhánh cành. Chả bù cho bụi nguyệt quế cứ tươi xanh với thời gian, đủ sức thì ra bông thơm nức một vài hôm rồi rụng trắng sân nhà, đến nỗi, ai hỏi nguyệt quế mùa nào trổ bông, đành ngắc ngứ cười trừ: không biết!
2.
Nhiều khi, nghĩ về Nha Trang, trong tôi lại hiện lên hình ảnh một bác xích lô già đang ngả mình thiu thiu đợi khách dưới một vòm sứ chậm rãi thả rơi từng bông hoa trắng thơm ngát xuống vỉa hè của con phố vắng trong nắng ban trưa.
Hình ảnh đó ngày càng như một hoài niệm, không còn mấy trong đời thực.
Cũng như những khu đất rộng ven biển đầy những vòm sứ, vòm xà cừ dấu lấp ló những công thự xưa tạo nên phong vị êm đềm riêng có của Nha Trang, đang mất dần trong cơn bão đô thị hóa. Những khu đất mệnh danh là vàng ngọc kim cương đang được tranh giành, đặt cọc, xí chỗ. Những cao ốc đang mọc lên xóa bỏ những ngôi vườn rộng, những khối nhà mái ngói cũ, xóa bỏ luôn mùi hương sứ phảng phất trong gió biển...
Nghe người ta nói chỉ còn lại khu Pasteur và khu Grand Hotel, mà biết có còn không... Mà giá còn, chút di sản sót lại đó có đủ làm chiếc neo để níu giữ những ký ức và kỷ niệm.
Hy vọng ở tâm hồn và trí tưởng của con người vẫn lì lợm không chịu lãng quên. Như hương hoa sứ vẫn lãng đãng còn mãi trong nỗi nhớ.
3.
Nhớ thuở lẽo đẽo theo chân em, đến khi tà áo trắng khuất sau chiếc cổng màu xanh, ta còn ngó nghiêng vào khoảng sân lát gạch nâu có chiếc xích đu nằm dưới vòm sứ trắng. Ngôi nhà ngói sao mà thâm nghiêm cách cổng cao tường.
Nhớ thuở thấy em sáng tươi giữa thành quách phong rêu xứ Huế, để ta bồi hồi làm những vần thơ tuổi mười lăm: hài em cong cành vàng lá ngọc/ hoa sứ buồn ngủ trên cánh tay.
Nhớ thuở em dẫn đi thăm một ngôi chùa xứ Bắc, hương sứ thơm lẫn trong hương nhài, hương ngâu, hương ngọc lan... còn hương em, hình như lẫn trong hương tóc bồ kết, hương ô mai dịu ngọt, hương áo len ấm cúng, hương bàn tay lạnh giá...
4.
Còn tôi, bây giờ, em bảo: anh có mùi như lá thông khô! Hương của mùa cũ, phải không em!?
Cây sứ đã tới mùa khoả thân khiến người bâng khuâng rồi...
Trả lờiXóaEm rất thích anh viết về cây cỏ... Dường như những dấu tích kỷ niệm cũ ấy, chỉ cần anh xuyên qua những mùa lá là nó lại hiện ra...đẹp và trắc ẩn...
Cơi một tí tro, mà lò hương cũ lại bùng lên! Từ"trắc ẩn" đa nghĩa đấy nhé! :-)
XóaĐẹp mà không trắc ẩn thì đẹp cũng chẳng có nhiều ý nghĩa! :D
Xóa"Nha Trang ngày về, mình tôi trên phố khuya...". Tôi cũng có những ký ức về Nha Trang, trước năm 75...
Trả lờiXóaCó dịp, bác viết về những ký ức này nhé!
XóaBài viết loãng moạn quá Bác Nô ơi.....:b) .
Trả lờiXóaAnh Nô xóa cái comment phía trên dùm em cho cái nhà nó ẹp...:D
:-)
Xóa"Người ơi, một chiều nắng tơ vàng hiền hòa hồn có mơ xa...", cũng là hương cũ đó, có lẽ ai cũng có một lò hương cũ vác theo trong hồn dù lang bạt những đâu...
Trả lờiXóaNhưng "anh có mùi như lá thông khô!" thì còn đỡ..., chỉ sợ có mùi khác nữa thì mới chít một cửa (tử)! kaka...
Haha, hên xui!
XóaHương sứ, hương sen, hương ngọc lan, cả hương cau, hương bưởi đều là hương của một thời Nô ha!
Trả lờiXóaDạ, đúng vậy anh.
XóaSau khi viết hoa sứ đề nghị cụ Nô viết về... chị Sứ :)
XóaViết chị Sứ xong Bác Hiệp phụ Bác Nô viết anh Sứ luôn nghen, ủa có anh Sứ hông ta........:-s
XóaMục 3 và mục 4 là bài thơ văn xuôi
Trả lờiXóaHương em đã lạ, lại hương bàn tay lạnh giá thì thương quá.
Bà xã bu dân "các mệ" thứ thiệt, chỉ có mùi hương sữa trộn hương bột gạo của thằng cháu ngoại chưa đầy hai tuổi. hihihi
Sữa cũng thơm, bột cũng thơm, bác Bu nhỉ!
XóaHình như là hương của thuở hồng hoang phải không cụ Nô?
Trả lờiXóaĐâu mà xa dữ rứa hè!
XóaCụ Nô ơi hương xưa không là hương cũ.
Trả lờiXóaNhư ký ức không là hoài niệm vậy!
Chính xác!
XóaChỉ còn đoạn Pasteur ngắn ngủn nối với đoạn Hàn Thuyên là còn dấu tích xưa anh nhỉ?
Trả lờiXóaML cũng rành NT nhỉ. Nhưng Nô nói đến khu Pasteur là Viện Pasteur nằm trên đường biển, hy vọng cái kiến trúc 100 năm này không bị phá!
XóaSao lại không rành? Nếu anh mà đang ở Nha Trang, biết đâu em sẽ uống với anh một ly cà phê Phú Sĩ?
XóaÀ, em được biết cây hoa sứ còn gọi là hoa chămpa anh ạ.
XóaAnh ở NT đã 30 năm rồi. Ừ, biết đâu ta lại được uống cà phê cùng nhau. Hoa sứ ngoài Bắc gọi là hoa đại, người Lào gọi là champa.
XóaCũng gần thôi mà. Biết đâu lại... sát vách?
XóaThế này : Thay cây sứ lá tròn đầu=> cây sứ lá nhọn( hoa ko bền nhưng theo quy luật tự nhiên....), vườn có cây sứ rồi có xích đu và cái cổng sơn xanh mới đủ.
Trả lờiXóaNhà Ong có cây sứ hoa đỏ,lúc còn ở nhà chăm bạn ấy đều hoa đông lắm,giờ thì chả biết sao rồi nữa. Miền Bắc lúc 15 thiếu nữ có hai bộ quần áo cũ nhưng lành thay đổi đến trường,ở nhà mặc đồ vá nên hình dung tà áo dài hình dung luôn cả cái người lẵng nhẵng.....
... gầy nhẳng như người mẫu bi giờ í hở?
XóaHồi mấy cô gái Bắc vào Nam sau 1975, cô nào cũng áo cánh với quần đen hoặc xanh công nhân, tóc bím hai bên, thâm thấp ù ù, tròn quay. Thích nhất là cái cách đi xe đạp của các cô í, gác một chân lên pêđan, chân kia ủn ủn cho xe chạy, rồi phóc một cái lên yên, nhoay nhoáy mông đạp vun vút. :-D
Giờ thì khác lắm rồi nhỉ!?
Ở Sài gòn một thời áo trắng , cũng không thể nào quên mùi hương ngọc lan thoảng đưa từ các ngôi biệt thự dìu dặt tiếng dương cầm , trên con đường đầy lá me bay ...
Trả lờiXóaĐôi khi, gặp may, được thả bộ trong một con ngõ vắng của SG, ký ức ấy như vẫn còn nguyên vẹn đấy MB!
XóaChào anh. Bài viết thật hay với những hoài niệm về Nha Trang.
Trả lờiXóaBuổi chiều tối có thể ra đường nghe mùi hoa sữa anh nhỉ?
Vui khi bạn ghé thăm. UD ơi, đến chết với cái mùi hoa sữa "lồng làn" này mất thôi! :-D
Xóa