Lúc còn bé, vớ được thành ngữ: Lang bạt kỳ hồ, cảm giác đầu tiên là câu này có một phong vị thật lôi cuốn và lãng mạn. Thuở đó, đang trốn vào mọi xó xỉnh đen tối từ gậm giường, đến dưới bàn thờ và chui tận trong nhà cầu, để nghiền truyện chưởng Kim Dung, nên vận ngay câu này vào hành tung của các nhân vật lãng tử họ Lệnh, họ Tiêu, họ Quách..., những tay hành hiệp đang lang thang phiêu bạt trên các nẻo đường kỳ tuyệt giang hồ. Lang bạt kỳ hồ là vậy chứ sao?
Lớn lên vào trung học, khi thầy Việt Văn giảng nghĩa, mới ớ ra là mình hiểu sai bét thành ngữ này! Nó lại có cái nghĩa tréo ngoe là: Con sói đạp trên cái yếm của mình. Tất nhiên, trong đời thực, chả có con sói nào đạp được cái yếm (lớp da thõng dưới cổ) mình cả, nhưng nghĩa bóng là nói đến tình trạng lúng túng tiến thoái lưỡng nan do tự mình gây ra.
Tức là đứng cứng ngắc một chỗ, không cục cựa gì được, chứ chả có tung hoành lang thang phiêu bạt giang hồ gì ráo!
Đời người, có những lúc ta vướng vào chính những huyễn tưởng về bản thân mình, bàn chân thật lại dẫm phải cái yếm cổ ảo lòng thòng. Không té lộn đầu như phim hoạt hình thì cũng trân mình, chết đứng như Từ Hải.
"Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận..." (TCS), hìhì! Ai mà chả thế, một đời...!
Trả lờiXóaBác Phạm biết không, lúc đầu Nô tính đặt nhan đề: Đi về lận đận đấy! :-)
XóaAi chà. Một phút nhìn lại mình đây! :)
Trả lờiXóaTrúng phóc! (bắt chước còm của giaolang!) :b)
XóaHihi...
Trả lờiXóaThì tay giang hồ phiêu bạt nào cũng sẽ có lúc " đạp trên cái yếm của mình í chứ cụ Nô!
Chị nói trúng phóc! :))
XóaBravo cả hai! :b)
XóaNhìn rõ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, lẫn nghĩa... phái sinh, còn lờ mờ gì nữa?
Trả lờiXóa:-)
Xóacười tươi hai má... hồng hồng, hở bác Nô? :v
Xóa:)) quên lấy icon bên fb, lẫn rùi, :-(
Xóa" Đời người, có những lúc ta vướng vào chính những huyễn tưởng về bản thân mình, bàn chân thật lại dẫm phải cái yếm cổ ảo lòng thòng. Không té lộn đầu như phim hoạt hình thì cũng trân mình, chết đứng như Từ Hải "
Trả lờiXóaCâu này của bạn thật ý nghĩa
Thanks, sao ko cho một cái tên hở bạn?
XóaSáng nay em mất đến nửa giờ để bàn một ít thứ rõ là mơ hồ với bạn, có nghĩa là đàm đạo xong vẫn mù mờ - gà đang mắc tóc Cụ ạ.
Trả lờiXóaNói khẽ : Cụ có bị bạn NT ấm ức kể chuyện cốm với hồng trong mơ không ạ?
Có gà mắc tóc là đang có gà! Ko sao. Bạn í kín tiếng lắm, kể toàn chuyện vui, chả thấy ấm ức tẹo nào!
XóaTôi đã thử tra những từ điển về điển cố Trung Hoa, Việt Nam, và những từ điển tiếng Việt xưa nay, chỉ thấy ghi nghĩa Hán Việt về chữ "Lang bạt kỳ hồ" như cụ Nô đã diễn giải, có nghĩa là "con sói đạp lên cái yếm của mình", hiểu là "loay hoay, lúng túng". Nhưng nghĩa như mọi người thường hiểu xưa nay, theo từ điển Việt Nam (chẳng hạn như của Hội Khai Trí Tiến Đức, Văn Tân chủ biên, hay Hoàng Phê chủ biên) đều đúng như cụ Nô (hay tôi) đã hiểu thời còn đi học, là "lang thang phiêu bạt, không bờ bến". Có nghĩa là cụ Nô hiểu trúng phóc đâu có sai :))
Trả lờiXóaHihi, dù sao, cũng mừng vì hiểu "trúng phóc" như Từ điển!
XóaNgôn ngữ người Việt có đến 80% từ Hán Việt, nhưng dân không được học chữ Hán nên nhiều người nói mà không hiểu mình đang nói gì.
Trả lờiXóa狼 跋 其 胡 lang bạt kì hồ là một dẫn chứng
狼 lang, Hán là con sói, Việt chỉ sự lang thang rày đây mai đó
跋 Bạt, Hán là gót chân, vượt qua. Việt là phiêu bạt, không yên một chỗ
Như vậy chỉ cân hai chữ “lang bạt” đã gợi cho tư duy Việt là phiêu bạt, lang thang, không cố định một chỗ
Nói gọn, đấy là sự lủng củng giữa Nôm và Hán
Hoa Việt đề huề, bác Bu nhỉ!
XóaThật là lờ mờ!
Trả lờiXóaNói một đằng đôi khi cần phải hiểu một nẻo.
Chuyện tưởng đã tường có khi lại chưa thông tí nào.
Híc!
Híc hở bác!
Xóa