12.5.13

đọc và nghĩ thiền

Gửi TTM Gốc Mai vì lời còm: Tìm mãi chẳng thấy Nô viết thêm gì!

I.
Chuyện Huệ Năng Thần Tú khởi đầu cho cuộc phân chia Thiền Trung Hoa thành hai phái: Nam Tông và Bắc Tông. Huệ Năng được coi là Lục Tổ, đứng đầu phái Nam Tông. Thần Tú đứng đầu phái Bắc Tông.

Phân chia Nam Bắc, vì Huệ Năng phải trốn xuống phương nam theo lời dặn của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Vốn chỉ là một “ôsin” chuyên bửa củi nấu cơm trong Thiền viện, thoắt một cái trở thành sếp, Tổ e ngại chúng dèm pha, đố kỵ, bất phục và có thể bị… ám hại trong cuộc tranh giành ngôi vị tổ .

Chuyện như vầy:

Ngũ Tổ muốn tìm vị tổ thứ sáu để truyền y bát, truyền các đệ tử làm và trình mỗi người một bài kệ. Thần Tú là đại đệ tử giỏi giang, anh em trong Thiền môn đều kính phục, rõ là “nhân vật kế cận”, làm bài kệ rằng:

    Thân thị bồ đề thụ
    Tâm như minh cảnh đài
    Thời thời thường phất thức
    Vật sử nhạ trần ai

Tạm dịch:
    Thân là cây bồ đề
    Tâm như đài gương sáng
    Phải thường xuyên quét lau
    Chớ để bụi trần ám


Chúng khen rần trời đất.

Lọ mọ đi qua, Huệ Năng (vốn không biết chữ), cậy bạn đọc cho nghe bài kệ, rồi nhờ: “Tui cũng có bài kệ, ông viết dùm lên cho chúng xem!”

    Bồ đề bổn vô thụ
    Minh cảnh diệc phi đài
    Bổn lai vô nhất vật
    Hà xứ nhạ trần ai?

Tạm hiểu:
    Bồ đề vốn hổng phải cây
    Gương sáng cũng hổng phải đài
    Trước sau hổng vật nào hết
    Chỗ nào bụi trần bám đây?


Nhờ bài kệ này, Ngũ Tổ thấy Huệ Năng đã kiến được tánh không, bèn lén truyền y bát, khai ngộ và biểu trốn đi gấp như tường thuật khúc trên.

(Huệ Năng là dân vùng Lĩnh Nam, bị coi là dân man di thô lậu, kém chữ nghĩa. Lĩnh Nam này có phải Việt Nam ta ngày xưa, như truyện Lĩnh Nam chích quái không ta?)

II.
Thần Tú nhấn mạnh thân tâm, yêu cầu phải tu sửa hàng ngày, tiến dần đến bờ giác, như Phật cũng phải trải qua vô lượng kiếp mới thành Đấng giác ngộ Thích Ca. Huệ Năng, bỏ qua thân tâm hình tướng, đề cao Phật tánh, đốn ngộ bằng trực giác, không nhất thiết qua cần cù tu tập.

Thiền vốn mênh mông, bí nhiệm. Kiến thức của Nô như cánh bèo dâu, đựng không đầy một giọt nước, nên hổng dám lạm bàn. Chỉ nhân chuyện Huệ-Thần, tự ngẫm mà thôi.

1.
Nô đồ chừng đến đời tổ thứ năm, thiền học có vẻ đi vào ngõ cụt, vướng chấp quá nhiều, thành ra việc tu tập không mấy khá. Hoằng Nhẫn có lẽ nghiệm được việc đó, nên mới chọn Huệ Năng với tư tưởng phá chấp, trực kiến tánh, trực ngộ. Dễ thấy, trong thiền chúng đã có dấu hiệu của sự suy đồi, còn tư tưởng tranh ngôi đoạt vị, còn phái người đuổi theo Huệ Năng để đoạt lại y bát, bất chấp ý nguyện của tổ sư. Bên Nam tông sau này ra sức bài bác Thần Tú, coi ngài như kẻ sai lầm, trí cạn.

Nô thấy Huệ-Thần chỉ là hai mặt của thân tâm con người mà thôi. Trong ta có cả Huệ lẫn Thần, quanh ta bằng hữu cũng nhiều Thần lắm Huệ.

2.
Ai mà không khoái kiểu nhà Huệ , cứ coi mọi sự là không, không chân lý, không thân tâm, bổn lai vô nhất vật, rồi nếu kỳ duyên ai đó gõ cái boong lên trán mình, đột nhiên hoát ngộ. Hehe, khỏi mất công tu tập gì ráo. Thoát khỏi mọi sự chấp ở đời, khỏi bon chen, khỏi lợi danh, khỏi nhà lầu xe hơi, kệ con cái gia đình (có vợ lo), cái gì cũng cho là vô vi, phù du, phù vân, vật ngoại thân, rồi đọc Osho giải chấp tính dục luôn thể!!!

Gặp nhau cà phê, rượu bia, vui vẻ bàn luận, xuất hiện một ông Huệ là mọi chuyện trở thành mây bay gió thoảng, cái gì cũng “không” ráo. Không lý không lẽ, không thực không ảo, không thiện không ác, không vật không tâm… Rơi tõm vào khoảng không không đáy.

Mấy ông Huệ này, thường tuyên bố sống là một cuộc chơi, chơi tận cùng chơi tới bến, chơi trong bát nhã trong lão trang, chơi trong thiền trong phật, chơi trong thơ trong văn, chơi trong nhạc trong họa… ít biết đến ba chữ: rớt mùng tơi!

3.
Chỉ tội mấy ông Thần, ngày nào cũng lo quét tước thân tâm, lụi cụi đi làm nuôi vợ nuôi con để sống cho ra cái thân người. Lo tu tập nên cái gì cũng chấp, lúc nào giữ sự nghiêm trang, thanh tịnh ngay khi ở chốn uế hư! Lâu lâu, còn bị mấy ông Huệ mắng mỏ um sùm: “Mày hổng hiểu đời là vô thường sao? Thân tạp mà cứ trau tria, tâm không mà cứ trai tịnh, cắm cổ cắm đầu mần ăn, hổng biết cuối đời có đạt được cái quả nào không? Thấy không, thấy không, khi nhắm mắt xuôi tay thì còn cái gì, còn cái gì hở???”

Haizzzzzza!

Hèn chi, sau này Bắc tông của Thần suy tàn biến mất (tại theo khó quá mà!), còn Nam tông của Huệ phát triển um sùm, thành duy-nhất-thiền-tông, thống lãnh cả thiên hạ. Giờ, đi đâu thấy một đám ông nói chuyện thiền, là fan ruột của Huệ cả.

4.
Bạn muốn tham gia bàn luận với mấy ông này, dễ ợt, chỉ cần trang bị chữ “không” là chiến đấu cả ngày, từ tinh mơ tới tối mịt mờ, không bao giờ chiến bại. Đến rốt cùng, cha nào tửu lượng tốt sẽ còn ngồi vững trên bàn, nhưng đầu óc bắt đầu lửng lơ với cái công án: hổng biết ai tính tiền cái bàn lổn ngổn bia bọt này ta?

Vì đã không, thường cái túi nó cũng không!

5.
Đọc thiền riết coi bộ bị tẩu-hỏa-nhập-ma quá, Nô à!

34 nhận xét:

  1. Quý ngài nhà Huệ với cái công án "ai trả tiền cho cái bàn nhậu" đang thiền tiếp cái tánh không đó chứ cụ Nô.
    "Má! Vì không tiền suy ra không tình
    Cũng đạt tới chữ KHÔNG!
    Hehe...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chơi "tánh không" mà kêu Má! ra rồi hóc tiền tình là sao??? Tình cho không biếu không là đạt tánh không ngay í mà!

      Xóa
  2. Trong mỗi chúng ta ai cũng có hai thằng: một ham chơi và một ham làm ! Vấn đề là điều tiết sao cho cả hai đều có ích là được rồi cụ Nô nhỉ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kakaka, lâu rồi tui mới nghe AQ nói chiện điều tiết! Đập thủy điện hết nước chứa rồi ha!?

      Xóa
  3. bác Nô đã nói rùi mừ! trong một con người có cà Huệ-Thần, có khi ông này lấn át ông kia một tí, nhưng đừng có để ông nào lên ngôi bá chủ là hay nhứt!
    hay hơn nữa là câu: Nhứt vợ, nhì vợ mà ba cũng vợ tuốt, hỏng có ông trời nào cả! hehe... Đấng mày râu nào... ngộ ra được cái lẽ huyền vi này thì sẽ... nên người hữu dụng ngay! Nhưng mà các đấng mày râu đọc xong câu này đừng có vác hèo rượt giáo là được! hic... MTB đâu rùi ta, đồng minh chiến hữu của giáo dạo này tu thiền rùi hay sao á! hỏng chịu qua song kiếm hợp bích mí tui, buồn như con chuồn chuồn nè bồ tèo ui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái ni gọi là Thê Huấn Ca, tác giả: giaolang!

      Xóa
    2. Nếu thiền đươc tui cũng ráng sức, đằng này tui mà ngồi thiền, chỉ e rằng những người trước đây từng ngồi thiền rất có hiệu nghiệm lại rượt " quánh" tui tơi tả thì coi như Giáo sẽ chẳng còn thấy hợp bích múa riều gì đó cho coi :-(

      Xóa
    3. Hehe, thiền thì đừng có ráng, tuổi nhỏ mần việc nhỏ, tùy theo sức của mình, MTB nhé!

      Xóa
    4. "Thê Huấn Ca", tác giả: giaolang, nhà xuất bản: dungNobita!

      Xóa
    5. Giáo luận là lẽ huyền diệu chứ chẳng phải huyền vi. Đã là huyền vi thì còn gì đâu mà luận hề!

      Xóa
    6. MTH ơi, cái gì thuộc "phạm trù vợ" đều đầy huyền diệu và huyền vi hết mà! :D

      Xóa
  4. Có lẽ nước ta Huệ nhiều hơn Thần ,càng lên cao càng vậy nên mở đầu lúc nào cũng vui hơn hội nhưng kết thúc bao giờ cũng im lặng như...nợ khó đòi ! He he:))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi! Bày HHP câu thần chú nè: "Bây giờ, hễ nhậu là ... share!"

      Xóa
  5. Đã đọc xong lần thứ nhất! Vì đã không, thường cái túi nó cũng không! Coi bộ Nô đã đột nhiên hoát ngộ. rồi hay sao đó.. w-)


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đang vừa đọc vừa nghĩ, hoát ngộ chưa thấy đã thấy muốn tẩu hỏa nhập ma đây, GM à!

      Xóa
    2. Đừng có mà dành cái "muốn Tẩu hỏa nhập ma" với bà già nhé! Cái công án này của Nô hơi làm khó cho bà già này lắm đó! Nguyên lý cơ bản của Thiền-tông là Phật Tánh chưa hề bị ô nhiễm! Mà bà già thì cái tâm bấy lâu nay chẳng tịnh nên đọc xong hai dòng đầu là bị tẩu hỏa nhập lên cái thượng đình luôn đây nè.. huhu

      Xóa
  6. Bồ đề hổng phải cây !
    Gường cũng hổng có đài !
    Bụi cũng hổng phải bặm !
    Nên tớ cứ lai rai !

    He he he...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sau cái vần lai rai, ta chuyển giọng cười: Hai hai hai! đi anh Sáu.

      Xóa
  7. Té ra mấy hôm nay vắng mặt là CỤ DŨNG đang thiền tìm chân lý ..ha ha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, Nô bận đi kiếm xiền mừng Ngày Của Má! Anh HoTHin à

      Xóa
    2. chắc là ý Bác Nô nói Má tụi nhỏ đó anh Thìn ui =))

      Xóa
  8. Ông Huệ Năng và ông Thần Tú, một ông tượng trưng cho "trí tuệ" ông kia tượng trưng cho "bản năng", như mưa nắng, âm dương... vậy. Trong nhiều sách vở thì người ta có vẻ ca tụng và nghiêng về ông "bản năng" hơn, vì ông này "gần gũi, thân cận" hơn với đại chúng...

    Còn cái gọi là thiền bây giờ trong những nơi được gọi là thiền viện cũng khó nói, tôi nghe có người nói (như thị ngã văn, hihi), đến chùa bây giờ thấy sư chứ không thấy Phật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vui khi anh ghé nhà. Theo Nô, Huệ Năng thì thuộc về "trực giác" hơn là bản năng anh ạ! Nô rất thích những quan điểm về "kinh kệ", "đạo Phật và Phật", "chùa và sư"... của anh!

      Xóa
  9. Hỏng biết bác No theo cụ Huệ hay cụ Thần mà cứ phải lọ mọ bàn tới ngẫm lui vì mấy cái chữ Thân Tâm, Phật tánh này vậy hè? Còn cái công án lổn ngổn bia bọt kia nữa chớ! không biết các đệ tử cụ Huệ phải mần ra răng với bác chủ quán lại chỉ yêu mỗi cụ Hồ?
    Đọc bài vui hết biết!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Miêu đọc bài "vui hết biết" là Nô "zui biết hết" rồi! Nô chỉ theo Nô thôi, hỏng dám theo các bậc cao nhơn đó! Lâu ni bận lắm hay sao mà lơ là chốn giang hồ blog quá đa!

      Xóa
  10. Cụ kính mến! Em vốn hay nghĩ sao nói thế, vậy mà loay hoay sắp xếp trong đầu sau khi đọc thật kỹ 1-4,còn 5 thì để đó, rồi viết và nghĩ: dám viết xong xoá liền mất thôi....nhưng cứ viết.
    Ở ngoài này dân ngại thành lứa em vất vả lắm ấy, lúc nhỏ xíu đã lo làm việc đỡ đần bố mẹ chứ đâu chỉ có được học,lớn lên thì trăm ngàn nỗi lo, vài năm trở lại đây em mới tạm cho mình nghĩ đến bản thân. Ngoài này Đạo Phật không cuốn hút em, đi chùa vãn cảnh chứ có hiểu gì đâu.chả biết là may hay không khi em nhận đúc một pho tượng Phật Thích ca bằng đồng, được khách hàng gửi cho khá nhiều sách về đạo Phật và Phật pháp....càng đọc càng rối nhưng vẫn thích, lắm khi bí quá sáng sớm em đã gọi điện cho chị NT để hỏi đủ thứ....
    Câu đầu tiên em hỏi thầy rất ngố: vợ con của Thế Tôn có quá đủ điều kiện sống nên Ngài mới dứt áo ra đi, thầy giảng là: đó là do Ngài tu nhiều kiếp đến lúc đủ hội tụ duyên.....tóm lại thầy giải thích rất hay. Rồi nhiều câu hỏi em đặt ra được giải thích rất kỹ lưỡng, sau một thời gian đọc khá nhiều( nhưng nhớ không nhiều) thì em chỉ muốn sống cuộc sống của ông Thần tú thôi. Nếu sống cho trọn cuộc sống đó rồi tiếp tục theo cách của ông Huệ năng - có được không ạ? Là em có gắng chuẩn bị cho người thân chút chút rồi mới bông phèng ấy...
    Ui Hà nội 38 độ nóng quá chắc em lộn xộn quá rồi....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan niệm Nô như vầy:
      1. Kinh sách mà dễ hiểu thì ta đọc. Rối rắm cao siêu quá thì thôi!
      2. Phật Thích Ca chỉ có một kiếp là Tất Đạt Đa. Chuyện Ngài trải qua nhiều kiếp, Nô ko tin.
      3. Thần Tú thì có thể học được. Huệ Năng thì không thể học. Mấy ông đệ tử của Huệ, mở miệng ra nói không, không, chẳng qua cũng ba xạo mà thôi!
      4. Cứ chuẩn bị chút chút (đừng quá đầy đủ, cầu toàn) cho người thân, rồi bông phèng đời ta cho vui, lo quá cũng nhọc!

      Xóa
    2. Dạ, hè này em với nhỏ Miêu chuẩn bị kỹ hơn lang thang, Ong cũng bớt lý thuyết suông nên chắc sẽ cười được nhiều và thật hơn.
      Nhưng...chuyến đi hè trước vui hết cỡ rồi không hiểu lần này có cách nào lặp lại.
      Cám ơn 4 miếng võ Cụ chỉ, Ong tán thành với niềm tin và hân hoan cùng sự cảm ơn chân thành,hì.

      Xóa
    3. Lại "hẹn hò" ra gặp mí người NT nữa sao Ong Nâu:-(

      Xóa
  11. Trong con người ta ai cũng có cả ông Thần và ông Huệ, tu tập là để cho hai ông ấy sống hiền hòa với nhau, phải không bác?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hhi, vụ này tùy ta muốn sống yên tĩnh hay... ồn ào!? Vui khi bạn ghé nhà!

      Xóa
  12. những bài viết có tính sử thi thế nầy mộc chỉ biết đọc thôi nha anh, hổng nhớ chi hết nên hổng dám bàn luận, đầu tuần ghé thăm anh, kính chúc một tuần ám áp!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh BĐM phong cho hai chữ "sử thi", sợ quá! Chuyện vui ở đời thôi anh, lấy chuyện xưa làm cớ ấy mà!

      Xóa
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)