10.7.13

bán dạo xưa

Gánh đậu hũ
Ngày càng bớt tiếng rao bán dạo. Cuộc sống khá lên rồi chăng? Những đêm vắng yên, những trưa tịch lặng, lại mơ hồ nghe tiếng rao xưa.

Đà Nẵng, thị xã nhỏ bé ngày ấy, bán dạo nhiều thứ. 

Cũng đúng thôi, ra khỏi lõm phố xá Chợ Mới, Chợ Cồn, bờ sông Bạch Đằng, là ngoại ô đầy trúc tre, lau lách, bàu nước sen súng bèo tây bèo tấm xanh ngút ngát. Mang danh phố thị nhưng có khác gì chốn nhà quê, mái lá mái tôn giữa những khu vườn rộng, rào dậu quấy quá liêu xiêu, ngõ cát bỏng chân mùa hè, lụt lội mùa đông, ra đến lộ gập ghềnh đá cuội, rợp bóng xà cừ phượng vĩ, thi thoảng một chiếc xe đò ngang qua, bụi mịt mù trong khói xăng thơm thơm… Những nhu cầu lặt vặt hàng ngày nhờ các hàng tạp hóa nhỏ trong xóm: kẹo ú gừng, bánh in cốm, ô mai cà na cho lũ trẻ con; nước mắm, dầu phụng, mắm cái mắm ruốc, tiêu hành ớt tỏi cho các bữa cơm; ít thuốc rê Cẩm Lệ xắt sợi, rượu đế cho người lớn… Xóm tôi có hai nhà bán như vậy: mợ Hảo, bà Đề.

Có giỗ chạp, lễ tết mới cất công đi tận chợ Cồn. Mỗi năm vài bận.

Còn các thứ khác, nhờ người bán dạo. Từ sáng tinh mơ cho đến tối khuya.

Bánh mì nóng dòn, ủ trong bao tải, vác trên lưng, rao sáng rao đêm. Có người gọi mua, lúi húi mở miệng bao, nóng sực mùi thơm. Những đêm mưa rét, khoác thêm áo tơi, vải nhựa, lầm lũi trong đêm lạnh ráng giữ cho bao bánh khô, ổ bánh nóng. Tiếng rao trong sương sớm sương đêm: bánh mì nóng dòn… đê!

Bánh mì vẫn là món… quý tộc, không dễ gì được ăn, dẫu là ổ mì không chấm xì dầu.

Buổi chiều xế, qua giấc trưa, các bà rủ nhau ngồi chải tóc bắt chí, rù rì những chuyện không đâu, đám trẻ vừa thức dậy, đến giờ của bánh ướt, bánh bột lọc, bánh ít, bánh ram…

Trong khoanh lá chuối khéo gấp như cái thố con, từng lớp bánh ướt mỏng, nhẹ tay giở lên, rải một lớp tôm chấy mịn đỏ au, cuốn tròn xếp ra dĩa. Sau lớp bột chín mỏng, mờ mờ màu tôm, chấm nước mắm chua ngọt ớt tỏi. Chao ôi là ngon, ngon từ đầu lưỡi đến tận chót dạ dày. 

Thi thoảng, những lúc rộng rãi, gọi hột vịt lộn buổi khuya. Một cái thúng lớn, rau răm, muối tiêu một góc, hột vịt lúc nhúc một góc trong cái rổ con trên nồi nước sôi. Đậy lên lớp vải dày giữ nhiệt, cắp lệch bên hông, kèm theo ngọn đèn dầu mờ heo hắt– đèn hột vịt. Tiếng rao lảnh lót kéo dài đêm vắng, buồn một nỗi sầu vô cớ, y như tiếng than hờ.

Món thường được ăn là đậu hũ. Đôi gánh, một bên là cái tủ gỗ nhỏ đựng chén, muỗng, hũ đường thắng ngát mùi gừng, một bên là cái lu sành đậu nóng, nắp gỗ đậy trên tàu lá chuối đã phơi sơ qua nắng. Múc bằng cái vá nhôm dẹp lép, hớt từng váng đậu mỏng trắng mềm vào chén, rưới muỗng nước đường nâu quánh. Vừa ăn vừa thổi, sột soạt béo thơm, tỉnh cả giấc ngủ trưa còn luyến tíếc.

Loáng thoáng mấy già tàu, đội nón tiều, áo cài khuy vải, quần xéo ống, lúc quang gánh, lúc thúng mẹt: lục tàu xá, bánh tiêu… tiếng rao lơ lớ âm hưởng tha hương dằng dặc xứ người. 

Tối ngày hè nóng rực, rủ nhau ra vườn hoa sân ga hóng chút gió mát, thấp thoáng trong đêm những ngọn đèn chai đèn bão, những gánh chè đậu xanh đường cát trắng của các cô gái vừa qua tuổi đôi mươi. Tiếng rao trong vắt thiếu nữ: Ai chè đậu xanh đường cát trắng …


Phải là đường cát trắng vì ngày đó dân nghèo đa phần nấu chè bằng đường đen, đổ thành từng chén cứng, khi dùng phải chặt nhỏ ra. Đường cát trắng từng hạt li ti là thứ xa xỉ phẩm, nêm nếm chút đỉnh, làm gì có dư để nấu chè.


Người ta bán dạo cả muối ăn, cá biển.


Muối bán trong quang gánh kẽo kẹt, còn nguyên hột đẫm vị cát mặn, đong bằng lon sữa bò. Cả xóm lúm xúm mua. Muối hột trữ trong hũ sành cho khô ráo, rồi bắc chảo rang thành muối bột – gọi là muối hầm bỏ vô hũ thủy tinh ăn dần. Trẻ con nghịch bốc hột muối to bằng đầu ngón tay út, ngậm mút mằn mặn trong miệng. Coi chừng láu táu nuốt trộng xuống cổ tứa máu bởi các cạnh sắc của tinh thể muối.


Cá bán dạo xếp trong các trẹt tre, mỗi bên gióng gánh chừng mươi trẹt. Trẹt đan bằng nan tre lớn đôi ngón tay, như cái nong nhỏ, đường kính độ ba tấc, vừa một lớp cá. Cá bán dạo cho dân xóm nghèo: cá chuồn, cá phèn, cá nục tùy mùa. Mấy nhà mua chung vài trẹt, đếm từng con chia nhau. Cá tươi ngày hè, còn ngày đông biển động ăn cá khô, cá muối thính, cá mắm, thậm chí cơm với muối tiêu, nước mắm kho cũng qua mùa rét mướt. 


Gần tết, có bánh tráng, bánh nổ, bánh cốm, bánh tổ… đâu từ các vùng quê khác quảy gánh về.


Nhiều thứ dạo, mài dao mài kéo, chữa răng sâu, mua ve chai… chắc vùng nào cũng có.


Ba tôi, sau đình chiến, kiếm ăn nuôi cả nhà bằng nghề hớt tóc dạo. Lúc đầu tay nghề chưa giỏi, phải đi về những vùng quê thiệt xa, nơi người ta chưa đòi hỏi cầu kỳ về cái đầu tóc. Đi bộ suốt cả ngày, lần hồi mới sắm được cái xe đạp trành, đỡ chân. 


Năm ba năm chắc tay nghề, mới dám mở tiệm.

33 nhận xét:

  1. Lụm tem nha, tui sẽ đọc sau...hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, coi chừng lụm xong rồi, zui quá, quên đọc đấy nhé!

      Xóa
    2. tui mí bồ cứ thay nhau tem quàng, tem bạc riết là nhà bác Nô... giàu lên cho coi! hehe...

      Xóa
  2. Trước ở bên yahoo 360 tôi cũng có viết về những tiếng rao của bán dạo (hay những dịch vụ dạo, như nhuộm quần áo, ông Tàu nhuộm "rao" bằng tiếng của cái trống lắc nhỏ, mài dao mài kéo, còn ông Tàu mài dao có cái lắc kêu lèng xèng bằng những miếng kim loại, cả hớt tóc...) trong xóm khi tôi còn nhỏ...

    Bây giờ bán dạo vẫn còn, nhưng thời thế có khác, người ta rao bằng âm thanh điện tử thu âm sẵn... Mỗi thời có một nét đặc trưng...

    Cám ơn bác Nô đã cho sống lại cái thời ấu thơ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vụ "bán dạo" này phong phú lắm! Giá có ai bỏ công nghiên cứu đến nơi đến chốn thì thú vị lắm, bác Phạm nhỉ!

      Xóa
    2. thì bác Nô chịu khó nghiên cứu đi, bởi coi bộ bác... sành ăn lắm đó, hic...

      Xóa
  3. Có lẻ thời buổi bây giờ văn minh hơn nên người ta khg tự mình rao mà phải dùng đến cái loa rất ư là om sòm cho chạy quá công sức thì phải. Bác Nô có tâm hồn ăn uống quá ta, cái này là chọc gan cho người ta chết thèm đây ha:D...
    Khói xăng mà Bác Nô làm như bánh bông lan nướng khg bằng...khói xăng thơm thơm...:))
    Bác Nô..:b)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, vậy là MTB hồi nhỏ hổng ở quê! Đối với trẻ con vùng quê thời đó, mùi khói xăng rất thơm, xúm nhau hít lấy hít để đấy!

      Xóa
    2. Có chứ Bác Nô, tuổi thơ ở miền quê cho Mùa Thu Buồn nhiều kỹ niệm lắm, có điều lên 9 tuổi mới về sống ở vùng quê, nhưng nơi Mùa Thu Buồn ở ngày đó là tuốt trong vườn, nếu đi ra chợ cũng xa lắm, lội bộ chắc khoảng nữa tiếng, chỉ là chợ nhỏ thôi, xe đạp còn khg có mà đi lấy đâu ra khói xe thơm thơm như quê của Bác Nô. Đôi khi nghĩ lại những kỹ niện thời thơ ấu thấy cũng vui và ấm lòng với những suy nghĩ quá ngây ngô ngày ấy phải khg Bác Nô :D. Tui thích bài này nhất, vì dễ hiểu :-s

      Xóa
    3. tui thì thấy... khó hỉu quá bồ tèo ui! hồi xửa hồi xưa mà cả ngày cứ đợi mấy bà bán dạo để ăn đủ thứ, sao lúc lớn thấy... thon thả quá ha bồ tèo! nếu ko có mấy cái hình bên fb, tui tưởng bác í phải giống y chang mấy ông tàu... bụng bự, ở trần, vắt cái khăn lông trên vai, đi qua đi lại trong sân, miệng thì kiu: hây za, lói cái pụng quá mà!!!???

      Xóa
    4. Chời lất oi! Lói xấu ngộ quá li!

      Xóa
    5. Giáo ơi! Tại tui thấy trong bài này toàn những từ " nhỏ xíu" hà, nên dễ hiểu, mấy bài viết kia " chữ cao to, bự chảng" tui hem có hiểu chi mô :-s=))

      Xóa
  4. 1. Nói chuyện bán hột vịt lộn sao không kể luôn chuyện nghe mấy o người Huế rao trong hẽm về khuya và ngân dài mấy chữ sau cũng hấp dẫn lắm!
    2. Ở quê HN những người hớt tóc dạo còn cho "ký sổ" nữa kìa, đến mùa gặt đong lúa trả.
    3. MTB ơi, ngày xưa ở trong quê, anh chúa thích hít mùi ống bô xe gắn máy và cho đó là "mùi căn minh đô thị" đó em à!
    4. Hihi, giao "ở pin tào qua khi lào mà ngộ hổng pít?"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói tới cái vụ hít khói xăng sao trẻ con này xưa đâu cũng giống nhau, có khi rảnh tôi thử viết lại vụ này xem sao?

      Xóa
    2. AQ còn tiếp theo cái vụ lòng bò nữa anh hongngoc kìa! Giọng "Huệ" mà rao thì thần sầu rồi!

      Xóa
    3. Tự nhiên mọi người lai...hết là sao vậy ta :-s

      Xóa
    4. anh HN: giao tập trước để chuẩn bị... đánh võ mồm với mấy chú ba! hehe...

      MTB: chừng nào tui đi... chiến đấu, tui kiu MTB tham gia nhe!

      Xóa
  5. Hồi đó ở xóm Mù U của Aqa chiều chiều có bà bán dạo lòng bò nữa đó cụ Nô, tiếng rao đó đến bây giờ như vẫn văng vẳng bên tai !
    Đặc biệt còn có ông Bèn rao dạo nữa, người đi đánh phèn la thông báo khắp nội thành những thông báo cần thiết của chính quyền. Cái dáng vai cao vai thấp do cái nghề mà thành của ông Bèn đến nay Aqa vẫn nhớ như in.
    Cám ơn cụ Nô đã khơi lại những ký ức sinh động của một thời này nhá !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy " Chú Aqaqaqaqaq" rao thử xem :))

      Xóa
    2. Kakaka...
      Huynh ơi, chơi mà năn nĩ, cứ rao đi huynh, nếu mà... mệt, muội rao phụ cho...
      Bảo đảm MTB sẽ hết buồn suốt... mùa thu!!! =))

      Xóa
    3. Tính bán món gì đó, nhuthi?

      Xóa
    4. Kekeke...
      Đu đủ, bánh tét, hột dzịt lộn!!! =))

      Xóa
    5. Chị ơi! Sao cười bò lăn ra vậy, phải giữ thể diện cho nư nhi Chị ơi :))

      Xóa
  6. Bạn làm mình nhớ mùi kẹo ú gừng quá,nhớ người ban nhỏ ngày xưa, nhớ chè lưu luyến,nhớ những cuộc đi chơi dã ngoại nghèo xác xơ nhớ đủ thứ ,sao bạn không viết đầy đủ hơn một tí nhỉ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Viết làm sao cho hết kỷ niệm của thời đáng nhớ đó, trinhle ơi!

      Xóa
  7. Phải chi và ước gì giờ này có chén tàu hủ nước đường của Chị bán hàng mỗi ngày gánh qua xóm với giọng rao thật thánh thót thì ngon biết Bác Nô ha:D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mời bác Nô mà hỏng chịu kiu giáo tiếng nào dzậy MTB? hic... hic...

      Xóa
    2. Tui có mời Bác Nô chi mà Giáo ganh tị thế, chỉ là tui ước....chén tàu hủ nước đường cho tui mà Giáo....:-s

      Xóa
    3. Hahaha, có mấy người cũng... ham ăn đó chứ! =))

      Xóa
    4. Là đàn em của Bác Nô, phải giống "tật ham ăn" mới được mà phải khg Giáo...=)):-s

      Xóa
  8. Hihi...
    Tui tưởng chỉ có đám "đái hông qua ngọn cỏ" mới ham ăn quà vặt chớ!!! :))

    Trả lờiXóa
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)