2.7.13

một ngày thấy Núi

Năm 2008, 
cùng hongngoc, AQ, Phù Vân đi Bảo Lộc, qua đồi Phương Bối, 
tìm gặp lão thi sĩ Nguyễn Đức Sơn.
Một hạnh ngộ đầy chất giang hồ và dữ dội với nhà thơ, giờ có thêm nickname "Sơn Núi".
Để nhớ Anh: một ký họa
, mấy vần thơ.

NĐS - Nô ký họa

Trước thềm đầy lá trúc gầy
Nghe như có chút nắng ngày hư hao
Trưa thông xanh đồi B'lao
Tìm trong núi thấy Núi cao mịt mùng

Mơ hồ ngọn gió bao đồng
Thổi lăn hạt cát triền sông dật dờ
Tịnh chay đuối cả đời thơ
Đem mây đổ xuống mấy bờ vân vi

30/5/2008

Chân dung Lão thi sĩ

35 nhận xét:

  1. hay lắm bác Nô!
    Đem mây đổ xuống mấy bờ vân vi
    bờ vân vi là cái gì ta?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tui cũng thắc mắc như Giáo Bác Nô à???????????????????????????????????

      Xóa
    2. Hihi, giao đọc tới đó mà thấy chỉ có 2 chữ vân vi là đúng, ko thể thay thế bằng chữ nào khác và khen "hay lắm" là OK rồi. Nghĩa của chữ, đôi khi ko quan trọng!

      Xóa
    3. bác Nô đang chê giáo "thấy cây mà hỏng thấy rừng" phải hong dzậy? hic...

      Xóa
    4. Mới đùa tí mà giaolang đã "giận" rồi! Nô ko có ý đó đâu. Nghĩa chữ vân vi, bác Bu đã giải thích giúp Nô dưới đây rồi! :)

      Xóa
  2. Bài thơ của bác Nô có nhiều hình khối và cảnh sắc hội họa: Lá trúc...nắng ...thông xanh...núi cao...hạt cát...triền sông. Cảnh sắc đó cùng với những… gầy...hư hao...mịt mùng...dật dờ...tịnh chay... tạo nên một không gian yên tĩnh, có phần hoang vắng, buồn buồn, làm tâm trạng người đọc lắng lại, suy tư...lý do để bạn giao lang khen hay lắm.
    Ông Chu Hy (đời Tống) nói thơ là tiếng vọng của tình cảm khi người ta tiếp xúc với sự vật mà thốt lên. Tình cảm trừu tượng, tiếng vọng của nó còn trừu tượng hơn. Bởi vậy buộc con chữ cụ thể mô tả cái trừu tượng là bất khả đắc. Chữ trong thơ đôi khi chỉ cần gợi được tâm trạng gì cho người đọc.
    Ở đây, hai chữ "vân vi", (có nghĩa là đầu đuôi sự tình, chung cuộc mọi lẽ), nó khẳng định quy luật luân hồi của giọt nước.
    Với thi nhân thì "tịnh chay đuối cả đời thơ" rồi cũng vô thường và tái sinh tựa giọt nước trong mây rơi xuống bờ sông vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi, cảm ơn bác Bu rất nhiều! Bác đã nói giúp Nô những điều Nô chỉ mới cảm nhận khi đứng trước túp lều gỗ của lão thi sĩ trơ trọi giữa rừng thông bát ngát!

      Xóa
    2. bái phục bác Bu!
      ngưỡng mộ bác Nô!
      bravo cả hai bác!
      giao đã vỡ... cả một cái lẽ rùi! hehe...

      Xóa
  3. Bức ký họa với ánh mắt có hồn giống hệt ánh mắt trong bức ảnh. Bác Nô cầm kỳ thi họa giỏi quá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồi xưa mà bác Nô này ký họa ông Thiệu ông Kỳ là phải biết :-)

      Xóa
    2. @NTT: amateur vui vẻ với bạn bè thôi, NTT à!
      @bác Phạm: Hông dám đâu ạ! Chuyện chính "chị" để cho những người dũng cảm, Nô xin làm chuyện chính "em" thôi!

      Xóa
  4. "Vân vi" có nghĩa là "chung cuộc, mọi lẽ" như bác Bu giải thích bên trên là đúng rồi (Từ điển Việt Nam của Hội Khai Trí Tiến Đức) - Vân Tiên kể hết vân vi (Lục Vân Tiên). Chữ Vân này thuộc bộ Nhị (số hai) chứ không phải chữ Vân là mây (bộ Vũ). Trong từ điển Hán Việt của Nguyễn Tôn Nhan còn giải thích "vân vi" là "động tác của lời nói".

    "Đem mây đổ xuống mấy bờ vân vi". Đem mây đổ vào cái chung cuộc (chung cuộc gì? Chung cuộc của một cuộc sống, của một suy nghĩ, của một kiếp người...?).

    Câu thơ của bác Nô làm khi gặp "Sơn núi" thật hợp, phảng phất hương vị Thiền. Nguyễn Đức Sơn, nhà thơ này có một cách chọn lựa cuộc sống tương đương như Bùi Giáng...


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi Nô gặp bác Sơn Núi, bác đang ăn chay trường, nhưng khẩu khí đàm luận thì rất ư là "mặn". Cuộc đời bác Sơn chắc bác Phạm đã biết rõ rồi, Nô thấy còn triệt để hơn cả BG, vì bác Sơn vợ con đùm đề. Nên Nô cảm giác như bác Sơn đem hết những gì đẹp đẽ tài hoa và cả êm ấm của hạnh phúc gia đình (ẩn dụ là mây) đổ hết vào một chung cục (bờ vân vi) có thể nói rất bi kịch. Có lẽ là một chung cục thơ như BG từng nói.

      Xóa
  5. Nói thêm cho vui:
    1- Nghĩa chữ “vân” và chữ “vi” nhiều lắm chỉ dẫn ra vài ý thế này:
    Vân (云): Rằng, bảo, nói. có, là… Ví dụ: ngữ vân (語云) lời quê nói rằng.
    Kì vân ích hồ? (其云益乎) Điều đó có ích gì không?
    Vi (為): Làm ra, chế ra. Ví dụ: Vi nhạc khí 為樂器 chế ra nhạc khí.
    2- Vân vi (云 為)
    - Đào duy Anh: Vân vi là lời nói và việc làm
    - Từ điển tiếng Việt bộ mới: Vân vi là đầu đuôi sự tình
    - Từ điển Huỳnh Tịnh Của: Vân vi là kể chuyện đầu đuôi
    3- Tất cả cá từ điển Hán Việt đều giải thích
    Vân, bộ nhị (云): là Rằng, bảo, nói. có, là
    Vân, bộ vũ (雲): Mây trên trời
    Nhưng từ xa xưa chữ vân bộ nhị (云) lại chỉ hơi nước, mãi về sau này người ta chồng lên 云 chữ vũ 雨 thành ra chữ vân bộ vũ 雲 chỉ hơi nước.
    (Bu tui nói theo sách TÌM VỀ CỘI NGUỒN CHỮ HÁN trang 853 của Lý Lạc Nghị (Tàu) và Jwaters (Mỹ) Nhà xuất bản Thế giới ấn hành 10-1997)
    3- Hai câu thơ: "Tịnh chay đuối cả đời thơ. Đem mây đổ xuống mấy bờ vân vi"
    Nói về kiếp người, một đời thơ có bắt đầu và có kết thúc, tức là theo cái tuần tự; sinh trụ hoại diệt, chữ ĐUỐI của tác gỉa nói lên như vậy. Nhưng diệt xong lại sinh ở dạng khác, kiếp khác. Cũng như nước sông bốc lên thành mây, mây thành mưa rơi xuống sông. Đấy là Vân vi, là đầu đuôi cái quy luật tạo hóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh em gọi bác Bu là Trưởng lão, quả không ngoa! :b)

      Xóa
  6. Dù sao thì Aqa vẫn áy náy cho cái thái quá của Nguyễn Đức Sơn cụ Nô ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có một bạn mới lên chỗ bác NĐS viết ba bài liền,em chưa kịp đọc,thấy ở nhà bác Nô lại nghe AQ nói vầy phải xem cẩn thận ngay mới được.
      Bác Nô: em ăn cơm trên đường ra sân bay gần ngay công viên 29/3,thế là thống nhất 38 năm em mới biết Đà nẵng,dù đi qua nhiều lần,ghé rồi muốn ở luôn.
      Bác AQ : iêm cũng mê Huế luôn nữa, không biết may mắn được nghe hay thế đêm nhạc trên Sông Hương ( hay thuyền nào, buổi nào cũng hay?)

      Xóa
    2. Thế này thì Ong biến thành hòa thượng Thích Đủ Thứ rồi! :D

      Xóa
  7. Giang hồ hạnh ngộ mấy khi
    Mà sao nghe chữ vân vi lại chùng
    Kiếp người chỉ một cuộc chung
    Gập ghềnh bao nỗi cũng chừng ấy thôi
    Tương phùng rồi lại chia phôi
    Người về người ở núi côi một mình..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tương phùng rồi lại chia phôi! Đúng vậy, GM à!

      Xóa
  8. mộc ghé thăm bác NO, quả thật " Tịnh chay đuối cả đời thơ / Đem mây đổ xuống mấy bờ vân vi" thôi thì chúc bác NO cứ mạnh khỏe bình yên là ok bác nhé!

    Trả lờiXóa
  9. Những đường cong kết cấu từ một đường thẳng, cụ Nô thật là tài hoa! :b)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, tại vẽ trên... máy tính, dùng đường cong hổng rành, nên xài đường thẳng luôn đó, nhuthi ơi! Nhìn ra cái vụ đường thẳng này chứng tỏ nhuthi có... nội công lắm đó nha!

      Xóa
    2. Vẽ ký họa bằng vi tính mà lột tả được cái thần của người như vậy mới "dễ nể" cụ Nô nhỉ?

      Xóa
  10. Ngay từ khi Nô gửi bức ký họa về anh Sơn, HN đã thấy Nô vẽ rất có thần, cứ y chang như anh ngồi trong chái nhà nói huyên thuyên đủ chuyện. HN vẫn có cái áy náy như AQ về cuộc sống gia đình anh ấy ở Phương Bối.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyến đi của 4 anh em đầy kỷ niệm, mà nhớ nhất là buổi trưa trên đồi Phương Bối ấy, anh nhỉ! Vẫn nhớ bài ký của anh về cuộc gặp gỡ này.

      Xóa
  11. Tấm hình ở trên là anh Nô vẽ sao??? Sao mà Bác Nô giỏi dữ vậy, cái gì cũng biết :b)

    Trả lờiXóa
  12. Chúc mừng cụ đã một ngày thấy NÚI.còn sông nữa....!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có cô nào tên GIANG, tên HÀ ra đây cho Nô gặp tí coi!

      Xóa
  13. DT vừa đi Lâm Đồng về. Bảo Lộc, Blao, những địa danh xa trong không gian mà gần trong cảm xúc lại một lần nữa gọi ra từ " Một ngày....". Hình như cũng đã từng đọc một bài viết về thi sĩ này trong Nhớ của Hoàng Quý?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái dễ thương nhất của MN là: đọc đến đâu, nhớ đến đấy! Chính xác, anh HQ viết về chuyến đi đó trong Nhớ.

      Xóa
    2. Hi hi, anh No ơi, câu này anh hãy dành cho bác Cuongtu hay Hongngoc. MN phải cái tật cứ hay quên những điều cần nhớ ( và ngược lại!), chứ các bác ấy thì trên thông thiên văn, dưới tường địa lí, cứ xem cách các bác ấy dẫn cổ kim đông tây mà choáng!

      Xóa
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)