30.10.13

xứ dâu rỗng

1.
Một nền văn minh chỉ dựa trên một quốc gia, một dân tộc là điều hiếm hoi. Trong thế giới hiện đại, ngoài Ấn Độ, Trung Hoa, hai nền văn minh tồn tại và phát triển liên tục từ thời cổ đại đến nay, văn minh “trẻ” Nhật Bản là một nền văn minh riêng biệt như vậy. 

Còn các nền văn minh khác thường bao trùm trên một châu lục, bao gồm nhiều quốc gia dân tộc khác nhau: Tây Âu, Á Rập, Hồi Giáo, Bắc Mỹ, Nam Mỹ…

Một đất nước nhỏ bé (380.000km2), một dân tộc không đông (127 triệu người) lại xây nên được một nền văn minh-văn hóa độc đáo, sâu thẳm, mạnh mẽ, đầy sức sống của truyền thống và hơi thở của hiện đại.

2.
Nhân loại càng tiến bộ, văn minh văn hóa Nhật Bản càng lan rộng ảnh hưởng, tác động sâu sắc đến các giá trị của các nền văn minh khác, thay đổi nếp nghĩ nếp sống của các dân tộc mà đôi khi tính cách và truyền thống xung khắc, khác biệt với nếp nghĩ nếp sống của người Nhật!

Một đất nước tiếp cận với văn minh phương Tây rất sớm, rất quyết liệt, rất chủ động. Họ chuyển sang ăn Tết Dương lịch từ cuối thế kỷ 19, và sự canh tân của Minh Trị Thiên Hoàng đã đưa nước Nhật phong kiến, đóng kín, chiến tranh liên miên giữa các sứ quân, thành một đế quốc châu Á trong chiến tranh thế giới thứ hai!

Một đất nước nếm trải thảm họa nguyên tử đầu tiên, đại bại trong cuộc chiến với đất nước hoang tàn đổ nát, vẫn kiên cường trổi dậy trên tro than, kiến thiết lại đất nước. Và chỉ hai mươi năm sau, dân tộc sâu thẳm ấy đã mang những cái tên lừng lẫy của văn minh hiện đại gắn trên mọi thành phố hiện đại của tất cả các quốc gia: Sony, Hitachi, Honda, Suzuki, Yamaha, Mitshubisi…

Một đất nước luôn đứng trước sự giận dữ kinh hoàng của thiên nhiên: động đất và sóng thần, và đối phó một cách hiệu quả với tinh thần nhẫn nại, kỷ luật, kiên trì, bất khả chiến bại.

Một đất nước mà hiện đại hòa lẫn gùn ghè với truyền thống, trong lịch sử, trong văn hóa, trong lễ hội, trong đời sống, trong từng lâu đài đền chùa cổ kính đến những cao ốc chọc trời, trong từng chén trà chậm rãi từ tốn đến những chuyến tàu shinkansen với vận tốc máy bay! 

3.
Nhật Bản có nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật rất đặc trưng: cây cảnh thu nhỏ bonsai, trà đạo, cắm hoa ikebana, kiến trúc nhà gỗ cổ truyền với cửa phất giấy và nền trải thảm tatami... trong đó con người như đang sống một nhịp sống chậm rãi, đầy chiêm nghiệm và thiền triết, gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên.

Nhiều sinh hoạt thường ngày được nâng đến tầm đạo: trà đạo, hoa đạo, cung đạo, kiếm đạo... Nhiều nghề cổ truyền được giữ gìn, phát triển với một tâm thức đi đến tận cùng của vẻ đẹp nghề, như thực hành một nghi lễ tâm linh trang trọng: làm bánh, nấu mì ramen, làm mành trúc, làm cung tên, làm đèn gỗ, làm gốm, làm sơn mài... Đạo như hiển hiện trong từng sản phẩm hoàn thành, trong ánh mắt mãn nguyện của tác giả và trong ánh mắt ngưỡng mộ của người thưởng ngoạn!

Cứ tưởng người Nhật luôn thâm trầm như cái cách họ uống trà, thành kính, trang nghiêm, cẩn trọng và khuôn thước!

Không, họ có những cái độc đáo khác, ở những góc độ khác!

Truyện tranh manga của Nhật Bản sinh sau đẻ muộn so với Mỹ (Người Dơi, Siêu Nhân, Người Nhện, Mickey…), Pháp (Lucky Luke, Spirou, Schtroumft…), nhưng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường truyện tranh thiếu nhi Việt Nam, mở đầu với Doremon (hihi, trong đó có Nobita là nhơn vật chính đấy nhé), sau đó Bảy Viên Ngọc Rồng, Thám Tử Conan…

Những trang truyện tranh vẽ rất chăm chút, kỹ lưỡng từng chi tiết, với hình tượng nhân vật độc đáo theo kiểu Nhật, không bị ảnh hưởng bất kỳ trường phái truyện tranh nào trên thế giới, tạo nên một dòng chảy riêng biệt!

Manga không chỉ là truyện tranh cho thiếu nhi, mà mở rộng thành chuyện cho cả người lớn, trở thành dòng truyện tranh porno, mô tả những quan hệ thể xác giữa hai giới tính, giữa đồng tính nam (gay) hoặc giữa đồng tính nữ (lesbian)! 

Truyện tranh kiểu Playboy, có kỳ lạ không!

Họ có lễ hội Hounen, tôn vinh dương vật. Cứ đến ngày 15/3, tại thị trấn Komaki, cách Tokyo khoảng 300km, những người đàn ông rước những tượng dương vật bằng gỗ khổng lồ từ đền Shisei Sha đến đền Tagama. Những thiếu nữ thì rước những tượng dương vật nhỏ hơn. Ngày đó, tất cả đồ ăn thức uống đều mang hình dáng của dương vật.

Hãy nhìn những cô gái thích thú, cười đùa sảng khoái khi mút những cái kẹo “chim”. Mắt họ cũng long lanh niềm vui khi đạt đạo đấy chứ!


Hay đó chính là cái sâu thẳm của con người và văn hóa Nhật Bản. Một dân tộc sống bấp bênh trên vòng cung lửa luôn phải biết cân bằng, vừa quý trọng những ham muốn đời thường, vừa tìm kiếm những giá trị tâm linh, sống hết chiều kích của con người giữa cuộc đời hữu hạn?

4.
Những cánh hoa anh đào mỏng manh, nở rộ và mau tàn, rụng bay phơi phới như mưa tuyết, phải chăng là tính cách mềm dịu và quyết liệt của người Nhật.

Đất nước của mặt trời, vị thần cư ngụ tại phù tang - trong những thân dâu rỗng nhẹ, hàng ngày vẫn mọc lên với ánh bình minh luôn mới mẻ, rực rỡ, xán lạn! 

38 nhận xét:

  1. Bai viet rat tuyet ! The con nen van minh /van hoa cua ta ( Dai Co Viet / Dai Nam ) thi sao ban nhi ?

    Trả lờiXóa
  2. Viết rất hay. Bạn Nobita cố lên nhé!

    Trả lờiXóa
  3. Xu Viet minh cung co ma. Le hoi Phon Thuc ( DU DI ) o Phu Tho.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xứ mình là nghi thức phồn thực (khá phổ biến ở nhiều dân tộc). Còn Nhật Bổn chỉ tôn vinh cái Dương Cụ này thôi! Cảm ơn bạn ghé thăm!

      Xóa
  4. Lễ hội Hounen của Nhật Bản có lẽ cũng tương tự như lễ hội Nõ nường của ta, một lễ hội có tính chất phồn thực. Người Nhật chỉ tôn vinh cái linga, có phải bắt nguồn từ sức mạnh nam giới trên tinh thần Võ sĩ đạo? (trong xã hội Nhật Bản tôi thấy hình ảnh nữ giới còn mờ nhạt hơn các dân tộc Á Đông khác).

    Người Nhật chỉ trong vòng nửa thế kỷ đã trở thành cường quốc (thật sự là cường quốc), nhờ vào họ kết hợp được giữa tiến bộ kỹ thuật, và văn hóa truyền thống, chứ không "ngồi xổm" trên mọi thứ (chẳng hạn như ở xứ mình) :-(

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, do thích "ngồi xổm" nên dễ bị cúm chân, hỏng đi nhanh và đi xa được!

      Xóa
    2. M mạn phép chen vào đây , xứ mình thì chẳng cần kết hợp cái gì cả cho mệt , chỉ cần "đi tắt , đón đầu". Và không hiểu sao mà kết quả nó lại ra thế ...
      M thì luôn ngưỡng mộ nước Nhật với những tòa nhà chọc trời bên cạnh những ngôi đền cổ , những vườn Nhật đầy chất thiền , nền văn hóa truyền thống lâu đời vẫn được gìn giữ

      Xóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Rất đồng ý với chủ nhà. Thật ngưỡng mộ xứ sở Phù Tang! Và còn văn học Nhật nữa, "Ngàn cánh hạc", gần đây nhất là "Rừng Na Uy", đại biểu cho giới trẻ Nhật thế kỷ 20... Sống hết mình, hồn nhiên, thuần khiết ngay cả trong sex! Ước gì được sống ở Nhật 1 năm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kiếm con heo đất đi cô giáo! Ở tạm một tuần cho đã thèm thôi!

      Xóa
  7. Ngoài ra người Nhật còn có lòng trung thành nữa chứ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngoài ra người Nhật.... thì còn n thứ, ML nhỉ!

      Xóa
  8. Tui thich van hoa Nhat. Truyen thong va hien dai. Song phang va khong leo la.

    Trả lờiXóa
  9. I have a dream .....( Picture No. 2 ) !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghĩ giùm người khác hở bạn!

      Xóa
    2. hehe ! ....." bất khả tư nghị " ! . ( hổng dám confirm )

      Xóa
  10. Em thì nhớ tới văn hoá một giọt nước và chất sabi trong văn học Nhật thoai! :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhớ chất sabi, nhưng đừng khoái lắm nhá. Người khoái chất sabi dễ ... ế bồ! :-D

      Xóa
    2. Anh đang nói chuẩn về em gái anh rồi đấy! Ế bồ! :))

      Xóa
  11. Rất thích cách viết của Nô!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vui khi bạn thích!
      Lâu quá bận bịu công việc hay sao mà không thấy viết gì thêm hở bạn?

      Xóa
    2. Cuối năm tối mặt luôn !

      Xóa
  12. 1- Sau khi bị bom nguyên tử tàn phá nước Nhật tan hoang kiệt quệ.
    20 năm sau họ không chỉ gượng dậy mà còn còn làm nên một kỳ tích có nền kinh tế đứng thứ nhì thế giới, sau Mỹ
    2- Nói người ta thì phải nghỉ đến mình. Chúng ta tự hào có tài nguyên phong phú, rừng vàng bể bạc, nhân dân ta anh hùng, Đảng ta sáng suốt...chế độ xã hội ta ngàn lần ưu việt
    Sau 37 năm thống nhất đất nước ta được:
    Chậm so với In do 51 năm
    Chậm so với Thái Lan 95 năm
    Chậm so với Singapore 158 năm
    (Theo báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng thế giới)
    Bất khả ngôn luận!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi thì cũng theo ý bác, Nô em cũng "bất khả ngôn luận" vậy!

      Xóa
  13. Nhìn các cô ăn kem...
    HIXXXXX...

    Trả lờiXóa
  14. Con người đôi khi bị o ép quá nhiều bởi những chuẩn mực này kia. Sự " quá " nào cũng có lúc thành mỏi mệt. Giải phóng mình chút đi. Nghịch ngợm vừa vừa chút đi. Cuộc sống sẽ hài hòa hơn, anh nhỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng người Nhật cái gì cũng đẩy đến "sự quá" mà vẫn ung dung. Rứa mới tài!

      Xóa
  15. Khi có cuộc sống mong manh con người trở nên nhạy bén hơn cụ Nô ạ !

    Trả lờiXóa
  16. Nha Trang hết mưa rồi.
    Sao có người vẫn ủ ê không viết lách?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hết mưa lại tới bão, lo suốt từ Nha Trang đến Hạ Long đây! :-(

      Xóa
  17. đọc và chia sẽ bài đăng cùng bạn

    Trả lờiXóa
  18. Cám ơn bạn đã cung cấp những chi tiết mà HN chưa được biết, chưa được đọc nhưng đọc bài này chợt nhớ đến bộ phim "Chuyện tử tế" và "Hà Nội trong mắt ai" của đạo diễn Trần Văn Thủy hồi mới trình làng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghĩ woài, hỏng biết bài ni làm sao có "phông-xông" để dính tới CTT và HNTMA hè??? Có cho đàn em đi tàu bay giấy hông, đại ca!

      Xóa
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)