1.4.13

mần bằng tay


Tập Những tình khúc Trịnh Công Sơn (Nxb Nhân Bản 1967) là tập ca khúc đầu tiên của Trịnh được ấn hành với bản viết tay của tác giả. Trước đó, chưa hề có tập nhạc Việt nào  thực hiện với hình thức như vậy.

Khi đó tôi đã trên dưới 10 tuổi, còn bé nhưng được tiếp xúc với văn nghệ [miền Nam] khá sớm qua tủ sách (đủ loại văn thơ nhạc họa triết...) của bà chị đầu. Hình thức viết tay của tập nhạc khiến tôi rất thích thú và cảm giác người nhạc sĩ thân thuộc và gần gũi mình hơn khi tưởng tượng bàn tay của họ Trịnh với cây bút sắt - dường như lúc nào cũng chực nhòe mực, phóng những khóa sol bay bướm, những nốt móc, nốt đen, nốt trắng, nốt tròn nghiêng nghiêng về bên phải như đang say theo cơn phấn hứng sáng tạo!

Đôi khi, kết thúc một bản nhạc, ta còn thấy một chiếc lá rơi ra từ đầu bút của Trịnh!

Và chữ viết của họ Trịnh mau chóng thành mốt của lớp thanh niên thời đó, thường gọi là kiểu fantasie. Thế hệ anh chị tôi và tiếp sau vài năm nữa là lũ chúng tôi, khi làm các đặc san của tuổi học trò, khi nắn nót trong các lưu bút, đều nghiêng ngòi bút theo kiểu chữ đó!

Một số tập nhạc Trịnh sau đó, cũng thực hiện theo lối này: Ca Khúc Da Vàng (1967, lần 2 - 1969), Cho Con (1991), Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên (1991, chép tay lời nhạc), Lời Của Dòng Sông (1992, chép tay lời nhạc)... Những tập nhạc độc đáo trình diễn một cá tính độc đáo của một nghệ sĩ độc đáo!

Trịnh Công Sơn

Không chỉ lớp thanh niên, mà sau đó, các nhạc sĩ khác cũng "khoái chí" với hình thức viết tay này! Ta có Phạm Duy với nét chữ góc cạnh đầy cá tính, Hoàng Thi Thơ vừa phóng khoáng vừa chỉn chu! Tiếc là hai nhạc sĩ này vẫn còn dùng khuôn nhạc với nét kẻ nốt "cổ điển", chứ không phóng tay luôn như Trịnh!

Dường như, trên thế giới, ấn hành một tập nhạc với hình thức viết tay, duy chỉ có ở Việt Nam!?

Tình Quê
Phạm Duy

trong tập  Tình Hồng Cho Em
Hoàng Thi Thơ

Xem thêm:
Ký Ức Trịnh 
Tự Họa Trịnh

23 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Khà khà, đã trở thành "những kẻ chuyên nghiệp"! :b)

      Xóa
  2. Tuyệt ! " mần tay " nhiều khi hay hơn " mần máy " ,hở Nô?

    Trả lờiXóa
  3. Handmade lúc nào cũng hồn hơn nhưng hồn phách như Trịnh thì chuyện đó không quan trọng gì lắm cụ Nô nhỉ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy, bác AQ à! Nhưng sau khi đọc những chuyện nổi tiếng về một con người nổi tiếng, ta được nghe những chuyện bé mọn như ri, biết đâu cũng có chút thú vị! Mua vui cũng được một vài...

      Xóa
  4. hôm nay là ngày giỗ lần thứ 12 của Trịnh anh ạ, nhìn những bản nhạc viết tay, những khung nhạc, nốt nhạc bằng mực và kiểu chữ phông- ta- di một thời thi nhau nén nót ... rất thích anh ạ, cảm ơn anh với một entry ý nghĩa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỗi năm, Nô đều nhớ đến Trịnh bằng một entry! Vui khi anh đã ghé qua, và kèo nèo anh liếc mắt thêm 2 entry về Trịnh những năm trước (phần xem thêm ở cuối entry này)! Hihi, được voi, đòi Hai Bà Trưng luôn, anh Mộc nhỉ!

      Xóa
  5. Khi đó tôi đã trên dưới 10 tuổi, Khi đó là khi nào dzị hở Nô?
    Nhìn những trang nhạc viết tay đó, thấy nhớ hồi đi học ngày ấy quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy à! tính đến bi giờ thì bé Nô vẫn trẻ nhỉ!

      Xóa
    2. SƯU TẰM ĐƯỢC ĐÓ CỤ.

      Xóa
    3. @ TTM, hothin: Nghe "trẻ" quá mừng, nghe "được" rất zui!

      Xóa
    4. Hihi...
      Chị TTM Gốc Mai ui!!!
      Là...cụ Nô đó chị, nỏ phải bé Nô mô!!!

      Xóa
  6. TĐ cũng đam mê nhạc Trịnh lắm bác No à

    Trả lờiXóa
  7. Trả lời
    1. Để: "Ta nghe tịch lặng dưới khe im lìm!", Ong nhỉ!

      Xóa
  8. Hihi...
    nhuthi tui cũng học đòi viết chữ nhưtrinh đó nha!!! :D

    Trả lờiXóa
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)