29.8.13

lảm nhảm

1.
Năm nay, 2013, đã chớm tháng 9. Tám tháng qua rồi, gần một năm, không đụng tới thơ, không làm nổi một bài thơ, một câu thơ. Thi thoảng, đến bất chợt, những ý tứ mơ hồ, không thành nổi một câu, hay thành rồi mà đọc lại thấy ngán ngẩm.

Mất mùa thơ.

Nhớ ai đó nói: Có bột, có trứng, có đường, có men... nếu bạn không nhào luyện mọi thứ nhuần nhuyễn, rồi ủ đúng cách, thì không thể có ổ bánh ngon. Làm bánh cũng như làm thơ. Có ý tứ, có kỹ thuật, có vốn chữ, có tâm tình... mà không hòa quyện vào nhau, không đủ thời gian đằm xuống, thì cũng chẳng bói ra một câu thơ nào.

Mà cứ gì chuyện văn thơ, mọi chuyện trên đời đều cần sự hòa quyện và ấp ủ cho tới.

2.
Bé bé như chuyện mò mẫm lên mạng, lập cái blog hay facebook (FB), muốn có cái list bạn bè, cũng phải kiên nhẫn và nhọc công để thỏa cái ấp ủ của mình và cái hòa quyện của tình bạn (dù là ảo). Bước chân vào chốn giang hồ, bên cạnh hoa bướm vui tươi còn có hang hùm nọc rắn, tùy mình chọn lựa chốn nào. Cũng như ngoài đời, có trang mạng vô số bạn bè, nhưng đối với chủ trang, chẳng mấy ai là bạn; có trang chỉ lơ thơ mấy bạn, nhưng là những người bạn thân thiết, dẫu kẻ nam người bắc, vẫn đồng cảm, vui chơi bền đỗ với nhau.

Quý hồ tinh, bất quý hồ đa (?). Nói vậy thôi, nhưng "ai đó" quý đa, mình cũng không nên ... théc méc! Đa hay thiểu gì cũng tốt, miễn là tương kính và biết lắng nghe nhau!

Blog và FB cũng có cái "hay". Hồi xưa blog yahoo, hễ có ai mình hổng khoái là có cách "cấm cửa" hỏng cho vô nhà, blogspot hình như chưa có "vụ" này (hay có mà mình hỏng biết!). FB còn dữ hơn, ngoài chuyện cấm cửa (mức tạm thời) còn có cách tuyệt giao vĩnh viễn, hễ bấm nút này là hai bên ngay lập tức thuộc về hai thế giới, như âm và dương, muôn đời cách trở, tao hỏng thấy mày mà mày cũng hỏng thấy tao, coi như với tao mày chết rồi và với mày tao cũng chết luôn. Gớm thiệt, còn dữ dằn hơn ngoài cõi thực (vì dẫu tuyệt giao trong đời, nhưng tình cờ có thể chạm mặt đâu đó, với FB miễn có cái vụ này!).

3.
Hôm kia có bữa nhậu. Lời qua tiếng lại, có ông tuyên bố: "Tui ghét nhất những thằng bạn dối trá!"; có bà phản pháo liền: "Nè, tui hỏi ông nhé, vậy ông có luôn thực không?". Vậy là ông kia ngắc ngứ, ai dám trả lời cả đời ta lúc nào cũng thực, mà ngay mới vừa, điện thoại ở nhà tới, đã nói dối vợ là tui đi đây đi kia, chứ có nói tui đang nhậu đâu!?

Khó chứ hè! Nếu ai hỏi mình cái gì mình ghét nhất/quý nhất ở một con người? Nghĩ mãi tới sáng nay, tạm cho mình một câu trả lời: "Quý nhất là người biết mình sai lầm. Ghét nhất là kẻ hợm mình!" Rồi cũng giật mình!

Hihi, lỡ gặp cái bà bữa trước, bả phang: "Vậy ông có luôn không hợm mình không?". Chắc gãi đầu gãi tai: "Để từ từ tui về tui hỏi... bà xã!". Thôi chắc chắn nhất là đừng ghét ai, vì mình cũng chỉ là một thằng người có đủ những hỉ nộ ái ố, đầy các thói hư tật xấu mà thôi!

4.
Woa, từ chuyện hỏng làm được thơ mà cay cú viết tùm lum, nhảm nhí vậy hè! Hay tại thấy cứ một hai hôm blog giaolang lên thơ ầm ầm rồi ghen ăn tức ở đây ta!!!

Té ra mình xấu thiệt!?


26 nhận xét:

  1. Ui, Bác ơi - lảm nhảm rối tơ hẹ bạn Ong đại diện rùi, lảm nhảm có đầu có cuối vầy gọi lảm nhảm ko biết có đúng k nữa?
    Lạc đề nhỉ: làm bánh ngọt ấy ạ- phải có chút bột nở bánh mới xốp, gái của em kiên quyết nói không với phụ gia, bánh hơi chắc, tốn hơn tẹo nhưng cũng nhiều khách ưng, vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có khách ưng là OK rồi! Vì mục đích ta làm bánh cho ta ăn thì ít, mà cho khách thưởng thức thì nhiều!

      Xóa
  2. "Ganh tị" là xấu lắm Bác nô ui..:D

    Trả lờiXóa
  3. hic..., bác Nô ui, dzậy là chít giáo rùi! bác viết đâu đâu, lảm nhảm chiện này chiện nọ mà giáo cứ... giựt mình thon thót vì sao mà... giống giáo quá! huhu... Nhứt là cái vụ làm thơ... Giáo cũng đang muốn nói vài điều về cái thơ thẩn của giáo đây nè! Những cái bài có vần... giống như thơ, chưa bao giờ giáo dám tự nhận đó là thơ cả bác ui! Thế nên giáo đâu có chia phân thành loại hạng mục gì đâu, cứ là một trong những "bài viết" thui. Điều đó có một cái hay là giáo có quyền tung lên blog hàng bao nhiêu... con cóc cũng được, hehe... Và ngay trong thâm tâm giáo cũng chưa bao giờ coi mình là một người viết văn, làm thơ nên giáo tha hồ tung tẩy mà hỏng có ngại ngần gì cả! Khác với các bác, rất thận trọng khi đưa lên một bài viết, một bài thơ vì với các bác, văn ra văn mà thơ ra thơ...
    Cái câu status trên blog của giáo là "một thoáng rong chơi" mừ! Giáo chỉ coi blog là một trong những chốn rong chơi của giáo, thật nhẹ nhàng, thanh thản, ko quan trọng gì vì giáo cố tránh viết những gì nghiêm túc, có sức nặng... Bởi thế pà kon hãy thông cảm cho giáo nhe, giáo có thể đưa lên chỉ 4 câu lục bát hơi có vần điệu, đọc cho êm tai 1 chút, ý tứ ko sâu, hình ảnh cạn cợt, sáo mòn, chẳng có gì đặc sắc... Nhưng những gì vụt ngang qua đầu óc giáo, giáo sẽ chớp lấy và viết ra ngay, đôi khi tự cười thầm mình và rung đùi, sao mà giaolang này... dạn viết thế hỏng biết! hehe...
    Rất cảm ơn cái ẻn này của bác Nô để giáo có điều kiện dài dòng tâm sự dây cà ra dây muống thế này đây. Giáo biết bác chỉ giỡn với giáo cho vui thui chứ hỏng bao giờ bác thèm ganh tị mí giáo đâu mừ! hehe...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiểu vậy là hi vọng vui chơi bền đỗ với nhau rồi, giáo ha!

      Xóa
    2. dzậy là trước giờ chưa... vui chơi bến đỗ?! hic...

      Xóa
    3. "bền(dấu huyền)đỗ" khác với "bến(dấu sắc) đỗ" một trời một vực, giaolang ơi!

      Xóa
    4. Lại " cãi nhau".........tui dzọt trước...:))

      Xóa
    5. nhưng mà giáo lại chỉ thích... "bến đỗ" thui! hehe...

      Xóa
    6. Đọc sự "lảm nhảm" và cái còm măng của Giáo tự dưng mình bật cười!
      khàkhà!
      Vũ trụ luôn có thái cực, vòng quay sáng tối. Con người thì lúc zầy lúc kát. Cái "Tâm viên ý mã" là vô cùng tận... Gặp đây là duyên, kết nhau là nghĩa bền lâu là phần...khakhakha!
      huỳnh tôi lại lảm nhảm với các bạn rùi!

      Xóa
  4. Tôi thì không "có gì" bên FB, chỉ "lảm nhảm" bên này thôi, mà đúng, cũng như bác Nô nói ở trển, bạn bè cũng không nhiều, chỉ dăm bảy người qua lại "lảm nhảm" với nhau cho vui cửa vui nhà, những khi "nông cổ mín đàm" (hihi, đúng là lảm nhảm). Quý hồ tinh bất quý hồ đa, cũng nghĩ như thế, ít mà hiểu được nhau chút đỉnh (làm sao mà hiểu được nhiều? Cha mẹ anh em vợ chồng con cái sống với nhau cả đời cũng còn có khi chưa hiểu hết?), thế là được, thế là quý.
    Đấy cũng là cái tính cách ngoài đời, xưa nay...

    Trả lờiXóa
  5. Đã yên ổn rùi mần thơ làm chi mà lảm nhảm trời ?

    Trả lờiXóa
  6. Có người bảo nước Việt là nước thơ
    Bên cạnh cờ Tổ quốc (sao vàng), cờ đảng (liềm búa), lại thêm cờ thơ.
    Dân Việt là dân thơ, sản xuất để thả lên trời.
    Xem thế mới thấy sự cẩn trọng khi làm thơ của bạn thật đáng khâm phục


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gạo nấu thành cơm là văn xuôi
      Cơm ủ men chưng lên thành rượu
      Người ta say thơ là vì vậy chăng?
      hihihi

      Xóa
    2. Bác Bu nói đúng ơi là đúng!

      Xóa
    3. Có lẽ chỉ có VN là có ngày thơ Việt Nam thôi phải không bác? Coi lại giùm tí bác Bu nhé!

      Xóa
  7. Mất mùa thơ. Được mùa văn
    Thế thì chẳng đáng băn khoăn gì nhiều!
    Xin chào các bác tôi yêu
    Và xin góp một đôi điều còm chơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hân hạnh đón bác Vũ Nho (nhà thơ, nhà phê bình văn học) ghé thăm căn nhà be bé này, lại cho vài vần thơ! Thật quý! Đa tạ!

      Xóa
  8. "Quý nhất là người biết mình sai lầm. Ghét nhất là kẻ hợm mình!". HN thích câu này nhưng biết mình sai lầm mà không sửa, mặt vẫn nhơn nhơn thì sao đây ta?
    Có lần HN nói chuyện tháng X post ít bài quá, vợ con bảo "Quý hồ tinh bất quý hồ đa". HN nói lại, "Bố chẳng vụ tinh, cũng chẳng vụ đa, viết trước hết là cho mình, để ghi lại những ý đi qua đầu mình, để đầu óc khỏi lão hóa, là nhật ký mở, bạn bè vào đọc khen cũng tốt, chê cũng cười nhưng ít nhiều thì cũng có bạn. Vui thôi mà (mượn đỡ mấy chữ của Bùi Văn 6 Giáng). Hihi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Biết sai lầm mà không sửa, mặt vẫn nhơn nhơn, Nô xếp vào loại "chưa biết sai lầm", anh hongngoc à!

      Xóa
  9. He he, cứ lảm nhảm kiểu ni, tui cũng thèm biết lảm nhảm quá!

    Trả lờiXóa
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)