23.3.13

món quốc giỗ

 Người ta phát hiện ra tấm hoành phi mới được tu sửa sơn son thếp vàng ở Đền Trung (trong quần thể Đền Hùng) mang bốn chữ Triệu Tổ Nam Bang (bằng chữ Hán) đều viết sai. Qui trình tu sửa bắt buộc phải qua nhiều bước xét duyệt của các bậc thâm nho túc trí, giáo sư tiến sĩ cấp quốc gia. Thế mà bốn chữ sai lè lè này (chữ thiếu nét, chữ thừa nét...) cứ tỉnh queo... qua mặt hết các thầy.

Kẻ sĩ Bắc Hà giờ đâu tá!

Ôhô, ai tai!

TRIỆU TỔ NAM BANG

邦 南 祖

Các lỗi sai được Nô khuyên tròn
(Bức hoành phi được viết theo lối xưa - từ phải qua trái)

 

 



24 nhận xét:

  1. Khg ngờ Bác Nô biết được nhiều thứ tiếng quá ta , nhưng giỏi gì cũng được, đâu giỏi bằng tui lụm được tem vàng có phải ? Hy vọng là thế ...

    Trả lờiXóa
  2. Chiện này lụm lặt thôi mà!

    Trả lờiXóa
  3. Nhưng là "lụm lặt" có đẳng cấp và làm người đọc bùn bùn!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mà sao Nô không post "lun" cái cục đá có vẽ bùa ngoằn ngoèo ở đền Hùng không biết ai đưa vào và đưa lúc nào để người ta "ngi" là do nước lạ ÉM??

      Xóa
    2. Cục đá đó của "phe ta" mang đến mưu cầu Quốc Tổ ban cho... cái chi đó thôi. Ko có ai ếm cả, anh hongngoc ơi!

      Xóa
  4. 肇 祖 南 邦 Triệu Tổ Nam Bang

    Nếu luận theo nghĩa từng chữ thì :

    I.
    肇  triệu
    [Phiên âm: rù, zhào]
    - Bắt đầu, gây mới, phát sinh. Như triệu họa 肇禍  gây vạ. Có khi viết là 肈.
    - Chính, sửa cho ngay.
    - Mưu loạn.

    II.
    祖  tổ
    [Phiên âm: zǔ]
    1. Ông, người đẻ ra cha mình.
    2. Tổ tiên.
    3. Tế tổ, lúc sắp ra đi làm lễ thần đường, gọi là tế tổ 祭祖. Nay gọi sự tiễn người đi xa là tổ tiễn 祖餞  là noi ý ấy.
    4. Tổ sư, tu hành đắc đạo, được đời tôn kính gọi là tổ.
    5. Quen, biết.
    6. Bắt chước.

    III.
    南  nam
    [Pinyin: nán]
    - Phương nam.
    - Tên bài nhạc. Như chu nam 周南, triệu nam 召南  tên bài hát nhạc trong kinh Thi.

    IV.
    邦  bang
    [Pinyin: bāng]
    Nước, nước lớn gọi là bang 邦, nước nhỏ gọi là quốc 國. Nước láng giềng gọi là hữu bang 友邦.

    Đó là nghĩa từng chữ ở trên.






    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhọc công TTM quá! "Triệu Tổ Nam Bang" nghĩa là "Tổ đầu tiên của nước Nam", TTM nhỉ!

      Xóa
    2. Tuy nhiên có điều M không hiểu và muốn hỏi Nô là:

      1.
      Ở nơi ấy, khi họ khắc tấm hoành phi mới tu sửa sơn son thếp vàng ở Đền Trung (trong quần thể Đền Hùng) mang bốn chữ Triệu Tổ Nam Bang đó, thì chữ Triệu đó có phải là một cái họ của một đời đế vương hay không?

      Vì xét về lịch sử thì chỉ có Triệu Đà "Triệu Đà đánh thắng Âu Lạc, sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải. Năm 207 TCN, Triệu Đà lập ra nước Nam Việt, tự xưng làm vua nước Nam Việt (hay Nam Việt Vương). Sau khi nhà Tần sụp đổ (206 TCN) Triệu Đà tiếp tục tiến đánh và thu phục quận Quế Lâm vào lãnh thổ Nam Việt" (theo Wikipedia), mà nếu là họ thì phải là chữ 趙 Triệu

      趙 Triệu
      [Pinyin: zhào] [Giản thể: 赵]
      - Nước Triệu.
      - Họ Triệu.

      2. Mà M học lịch sử từ bé, thì từ đời Hùng vương đến thời cận đại nào có dòn họ Triệu nào lên làm vua nước ta bao giờ đâu nhỉ? Sao bây giờ lại được đưa vào khu di tích của quần thể đền Hùng chứ!! Hay là bà già đã quá già rồi.. huhu, để tìm sách lịch sử xem lại thôi.

      Xóa
    3. Và bà già tìm đọc ở trang Wikipedia cho nhanh:

      Nhà Triệu và nước Nam Việt tính từ Triệu Đà đến Triệu Kiến Đức là 5 đời vua, tồn tại 97 năm (207 - 111 TCN).

      Nhà Triệu trong lịch sử Trung Hoa là một vua chư hầu trong đế quốc Trung Hoa, nhưng là một giai đoạn lịch sử gây tranh cãi. Người Trung Hoa không công nhận nhà Triệu và Triệu Đà thuộc nước họ vì ông là Nam Việt hiệu úy. Còn theo quan điểm chính thống ở Việt Nam ngày nay thì Triệu Đà bị coi là giặc xâm lược.[2]

      Quan điểm chính thống thời phong kiến, nhà Triệu là một triều đại chính thống của Việt Nam được thể hiện qua các sử gia từ Lê Văn Hưu (thế kỷ 13) đến Trần Trọng Kim (thế kỷ 20), coi đó là thời kỳ độc lập của Việt Nam, bởi vì họ Triệu cai trị Nam Việt độc lập với nhà Hán cho tới tận năm 111 TCN, khi các đội quân nhà Hán xâm lược đất nước này và sáp nhập nó vào đế chế Hán thành bộ Giao Chỉ. Lê Văn Hưu đã ghi trong bộ Đại Việt sử ký:

      Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được.

      Có một số tác giả phương Tây cũng công nhận điều này và cho rằng chỉ tới khi quân Hán sang tấn công Nam Việt, thời Bắc thuộc của Việt Nam mới bắt đầu.

      Quan điểm phủ nhận nhà Triệu được xuất hiện từ thế kỷ 18 khi sử gia Ngô Thì Sĩ phủ nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam. Trong Việt sử tiêu án, ông khẳng định nước Nam Việt là ngoại bang, bởi Triệu Đà là người Hán, tức là kẻ ngoại tộc:

      An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Kỷ Triệu Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy.

      Quan điểm này được tiếp nối bởi sử gia Đào Duy Anh trong thế kỷ 20, và hiện nay các sách lịch sử trong nền giáo dục tại Việt Nam đều theo quan điểm này. Theo quan điểm thứ hai này thì thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 208 TCN khi nhà Triệu đánh chiếm nước nước Âu Lạc của An Dương Vương

      Xóa
    4. Và trở lại điều muốn nói nữa là chữ TRIỆU ở bức hoành phi.

      Nếu là họ thì phải dùng chữ 趙 Triệu, chứ không dùng chữ 肇 triệu này.

      Kính mong các bậc cao nhân và chí sĩ xem xét lại vấn đề này lần nữa xem sao.. thiện tai thiện tai.!

      Xóa
  5. Nghe Chị Bà Già, mạn phép vào đây xem và viết mấy dòng. Chữ ở đền Hùng "Triệu Tổ Nam Bang", thì chắc chắn phải là "Tổ đầu tiên (bắt đầu) của nước Nam", chứ chẳng thể có nhà Triệu hay Triệu Đà gì ở đây được.

    Nếu đúng viết như vậy thì tệ quá, hai chữ đầu và cuối Triệu và Bang thiếu nét, hai chữ giữa Tổ và Nam thừa nét ở những chỗ khuyên tròn.

    Và nếu hiện nay đang tồn tại tấm hoành phi này thì tệ quá. Đây là tận cùng của sự tắc trách.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn ý kiến xác đáng của bạn!

      Xóa
    2. Anh Hiệp ơi! cám ơn anh. Vậy nếu không là họ Triệu, thì nghĩa của chữ ấy là nghĩa "bắt đầu", và ý nghĩa bức hoành phi đó là "Tổ đầu tiên của nước Nam".

      Tuy nhiên, hậu thế không học chữ Hán, sẽ có sự ngộ nhận khi chỉ nhìn chữ viết, chữ đã sai và nếu chỉ nghe phát âm thì cũng sẽ hiểu sai nốt về nghĩa anh ạ.

      Tiếc là hai dòng chữ nhỏ ở hai bên bức hoành phi ta không rõ nên không hiểu hết ý nghĩa của cả bức hoành phi.

      Xóa
    3. Soi tới mấy dòng chữ nhỏ lại thấy sai thêm thì quả là khốn khổ, bác TTM, bác Hiệp nhỉ! :)

      Xóa
    4. Nhân đây mượn nhà của bạn dungNobita viết thêm mấy dòng nữa. Tấm hoành phi này trong bài viết là ở Đền Trung, trong quần thể Đền Hùng, (là nơi thờ các vua Hùng, hẳn là như thế). Vậy thì ý nghĩa của chữ Triệu chỉ có thể là "bắt đầu" (đầu tiên), và nguyên câu là "Tổ đầu tiên của nước Nam", ý chỉ các đời vua Hùng, như chúng ta đã rõ.

      Chị Bà Già giỏi chữ và nhìn xa trông rộng, cho nên mới hỏi nhà bác Nobita về cả nhà Triệu, Triệu Đà, cùng nước Âu Lạc, Nam Việt, là những gì không liên quan đến bức hoành phi này.

      Bốn chữ chính của một bức hoành phi đặt trong đền thờ Quốc Tổ (lại là ở đền thờ gốc), mà cả bốn còn viết sai như thế, thì xem những chữ nhỏ làm gì nữa.

      Câu hỏi đặt ra là ai viết sai? Những người thợ làm ra tấm hoành phi này? Những người viết chữ đưa cho những người thợ làm? Nhưng bộ muốn viết gì và muốn treo gì lên nơi đền thờ Quốc Tổ cũng được sao? Trước khi treo lên không ai kiểm tra lại? Rồi ngày giỗ quốc Tổ bao nhiêu chức sắc, học giả, học thiệt đến làm lễ... Đành rằng không phải ai cũng giỏi chữ Hán, nhưng thời buổi này để kiểm tra mấy chữ ấy viết đúng hay không là quá dễ, từ điển đầy ra đấy, năm phút lật từ điển là biết ngay mà.

      Chỉ có thể nói được là cái cẩu thả, tắc trách nó ăn vào máu rồi... Hùhù!

      Xóa
    5. Cám ơn bác Hiệp lần nữa. Nô post thông tin này lên cũng để nói đến cái thói cẩu thả tắc trách ngay cả đối với những việc hệ trọng thiêng liêng như vây!

      Xóa
  6. TTM nói bu sang đây ngay để xem sự lạ.
    Thì bu đã ngao ngán vụ này bên blog Nguyễn Xuân Diện rồi huhuhu

    Trả lờiXóa
  7. Tại sao tắc trách vậy hè ? Có lẽ do cái áp phe độc quyền !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Suy tí nữa, là do mấy đồng tiền, anh VCH nhỉ!?

      Xóa
  8. Cũng có thể dốt mà hay nói chữ giống như nhuthi tui đây!!!
    Hihi...

    Trả lờiXóa
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)