10.6.18

chuyển đổi

1. BA LAN

Ba-Lan là đất nước đau thương bậc nhất ở châu Âu. Họ luôn bị chao đảo, giằng xé giữa hai đế quốc Nga và Đức. Bị Nga xâm chiếm và xóa tên cuối thể kỷ 18, mãi sau Thế Chiến I, đến năm 1921 thực sự Ba-Lan mới được tái lập, để rồi chỉ 18 năm sau, Thế Chiến II bùng nổ, Hitler và Stalin đồng xua quân sang, chia cắt và chiếm giữ. Khi kết thúc chiến tranh, Ba-Lan lại trở thành một nước cộng sản Đông Âu. Cái giá 6 triệu mạng người thật đắt!

Ba mươi lăm năm sau, 1980, những khủng hoảng xã hội khiến Ủy Ban Đình Công ra đời và từ một tổ chức nhằm bênh vực quyền lợi của công nhân, đã mau chóng lớn mạnh thành Công đoàn Đoàn Kết (CĐĐK) – tổ chức chính trị đối lập với chính quyền – do Lech Walesa lãnh đạo.

Chín năm kế tiếp là một cuộc đấu tranh giằng co giữa hai thế lực chính trị. Nhà cầm quyền khi thì đàn áp dã man phong trào, bắt giam Walesa; khi thì xoa dịu, thương thảo, nhượng bộ. Ngay trong Đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan, cũng có sự phân hóa giữa phe bảo thủ và phe cấp tiến, nghiêng dần phần thắng về phe cấp tiến.

Giáo Hoàng Jean-Paul II (vốn là người Ba-Lan), Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... ủng hộ CĐĐK mạnh mẽ. Giải Nobel Hòa Bình 1983 cho Walesa, là sự cổ vũ to lớn cho phong trào dân chủ. Lúc này, Liên Xô không có chủ trương can thiệp Ba Lan bằng quân sự.

Năm 1989, hai bên gặp nhau ở Hội Nghị Bàn Tròn bàn về con đường tương lai của đất nước và sau đó, với thắng lợi của CĐĐK trong cuộc bầu cử nghị viện, Walesa trở thành tổng thống đầu tiên của nước Ba-Lan dân chủ.

Đây là mắc xích đầu tiên bị vỡ trong hệ thống XHCN Đông Âu.
_______
Bài học lịch sử:
1. Có tổ chức chính trị đối lập được lãnh đạo bởi những nhân vật kiên cường, bản lĩnh.
2. Có sự ủng hộ mạnh mẽ và hiệu lực của quốc tế.
3. Có một bộ phận cầm quyền có thực tâm muốn thay đổi và hợp tác.
4. Có sự bàn bạc thống nhất giữa các bên về con đường đi cho tương lai của đất nước.


tượng hồng quân Liên Xô rời bệ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét